CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Tên chương trình đào tạo (Tiếng Việt): Văn học Việt Nam
Tên chương trình đào tạo (Tiếng Anh): Vietnamese literature
Ngành đào tạo: Văn học Việt Nam; Mã số: 8.22.01.21
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ (Định hướng ứng dụng)
I. Chương trình đào tạo
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình Thạc sĩ văn học Việt Nam định hướng ứng dụng hướng tới ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam trong ba lĩnh vực cơ bản là: Sư phạm, Báo chí - Truyền thông, Quản lí văn hóa, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo giúp người học thích nghi với nhu cầu đa dạng của các ngành nghề thuộc ba lĩnh vực này. Chương trình này sẽ:
- Cung cấp cho học viên kiến thức sâu rộng về truyền thống văn học dân gian, trung đại, hiện đại và đương đại của Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng.
- Xây dựng và phát triển các kĩ năng ứng dụng kiến thức lí thuyết chuyên ngành để giải quyết các vấn đề trong hoạt động thực tiễn giảng dạy văn học Việt Nam, thực hiện các nội dung báo chí truyền thông và quản lí văn hóa.
- Rèn luyện tư duy tiếp cận các vấn đề mới trong hoạt động thực tiễn, nâng cao năng lực cho các giáo viên, nhà quản lý văn hóa và những người làm việc trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ tích lũy được hệ thống kiến thức về lý luận và kỹ năng thành thạo trong việc ứng dụng các lý thuyết đó vào giải quyết các vấn đề liên quan đến văn học Việt Nam trong thực tế, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức ngành Văn học Việt Nam vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; ngoài ra người học còn có khả năng tiếp tục nghiên cứu và học tập ở những bậc học cao hơn.kiến thức, kỹ năng đào tạo, trình độ và năng lực chuyên môn (lý thuyết, thực hành), vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể
MT1: Cung cấp kiến thức văn học Việt Nam ở bậc cao, chưa được dạy ở chương trình Cử nhân; đồng thời, cung cấp các phương pháp nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại như thi pháp học, văn học so sánh và nghiên cứu văn hóa; mở ra các khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào giải quyết các công việc chuyên môn cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy, báo chí - truyền thông và quản lí văn hóa. Văn học Việt Nam nói chung và văn học địa phương nói riêng được tìm hiểu từ góc độ liên ngành với những lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, triết học và du lịch.
MT2: Rèn luyện tư duy phản biện, kĩ năng nghiên cứu khoa học và năng lực ứng dụng các phương pháp nghiên cứu văn học vào giảng dạy văn học Việt Nam ở trường phổ thông cũng như ứng dụng kiến thức về văn hóa, văn học Việt Nam trong báo chí, truyền thông, quản lý văn hóa và phát triển du lịch. Ngoài ra, học viên được phát triển khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ. Học viên cũng được trang bị năng lực ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B1 tiêu chuẩn châu Âu.
MT3: Giúp học viên rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức: Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; có lòng yêu ngành, yêu nghề, không ngừng phấn đấu vươn lên trong khoa học vì sự tiến bộ của bản thân và của tập thể; trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống, có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ.Nhận thức sâu sắc về những đặc điểm của văn học Việt Nam để ứng dụng kiến thức đó vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
1.3. Vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp.
Các học viên cao học tốt nghiệp thạc sĩ về Văn học Việt Nam theo khung chương trình này có thể làm đảm nhiệm các vị trí sau:
- Công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu văn học.
- Giảng dạy văn học Việt Nam nói riêng và văn học nói chung ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa.
- Công tác truyền thông tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.
- Công tác biên tập, truyền thông tại các nhà xuất bản và các cơ quan báo chí.
- Quản lý văn hóa, phát triển du lịch tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
- Có cơ sở chuyên môn để thực hiện tiếp chương trình tiến sĩ ngành văn học.
2. Chuẩn đầu ra mà người học đạt được sau tốt nghiệp
(theo quy định tại Thông tư 07/2015), bao gồm:
Bảng 2.1.Bảng tiêu chí chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Ký hiệu |
Chuẩn đầu ra |
Trình độ năng lực (Theo thang đo Bloom) |
|
Về kiến thức/Knowledge |
|
CĐR1 |
Hiểu và áp dụng những kiến thức chung, nền tảng về khoa học xã hội (kiến thức triết học, tiếng Anh, phương pháp nghiên cứu khoa học) để hình thành tư duy khoa học. |
3 |
CĐR2 |
Hiểu rõ bản chất liên ngành và khả năng ứng dụng của Văn học Việt Nam trong mối quan hệ với các ngành nghề là sư phạm, báo chí, quản lí văn hóa. |
4 |
CĐR3 |
Hiểu và áp dụng những kiến thức cơ sở ngành về bản chất, đặc trưng và lịch sử văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại. |
3 |
CĐR4 |
Hiểu và áp dụng kiến thức lý luận, phê bình văn học, kiến thức ngôn ngữ học vào giải mã văn chương, phê bình và giảng dạy tác phẩm văn học. |
3 |
|
Về kỹ năng |
|
CĐR5 |
Có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề thuộc các khía cạnh khác nhau trong thực tiễn của đời sống văn học để thích nghi các tình huống tác nghiệp thuộc các ngành khác nhau trong tương lai. |
4 |
CĐR6 |
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành và công nghệ thông tin trong thực hiện các đề tài nghiên cứu và giảng dạy văn học. |
4 |
CĐR7 |
Áp dụng kiến thức văn học vào hoạt động viết trong lĩnh vực báo chí, phê bình nghệ thuật, truyền thông, quản lý văn hóa và tổ chức sự kiện. |
4 |
CĐR8 |
Phát hiện và thực hiện được đề tài nghiên cứu độc lập, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. |
4 |
CĐR9 |
Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo quy đinh tại thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 của Bộ Giáo dục). |
4 |
|
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm |
|
CĐR10 |
Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc, trong xử lý tình huống quản lý liên quan đến lĩnh vực văn học Việt Nam. |
4 |
CĐR11 |
Có tư duy phản biện xã hội và khả năng lan tỏa những thông điệp nhân văn trong môi trường giáo dục và cộng đồng. |
4 |
CĐR12 |
Sẵn sàng phối hợp, dẫn dắt, phát huy trí tuệ tập thể nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
|
4 |
CĐR13 |
Hoạch định, triển khai, đánh giá và tổng kết kết quả trên cơ sở thẩm định và dự đoán trước các tình huống phát sinh.
|
4 |
CĐR14 |
Ứng dụng và phát triển các kiến thức nâng cao, các phương pháp phù hợp và cập nhật hóa để khám phá và lý giải các cơ sở khoa học của các nghiên cứu, đề tài, dự án. |
4 |
3. Chương trình đào tạo
3.1. Khái quát chương trình
Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành Văn học Việt Nam của Trường Đại học Khoa học được thiết kế bao gồm 3 khối kiến thức: Khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở, khối kiến thức chuyên ngành và học phần tốt nghiệp thạc sĩ (Đề án). Cấu trúc tổng thể khung chương trình cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Cấu trúc tổng thể chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành Văn học Việt Nam
KHỐI KIẾN THỨC |
SỐ TÍN CHỈ |
TỶ LỆ (%) |
|||
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (2 học phần) |
Triết học |
4 |
9 |
15 |
|
Tiếng Anh |
5 |
||||
KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH (12 học phần) |
Khối kiến thức cơ sở |
Bắt buộc |
12 |
36 |
60 |
Tự chọn |
6 |
||||
Khối kiến thức chuyên ngành |
Bắt buộc |
6 |
|||
Tự chọn |
12 |
||||
THỰC TẾ/THỰC TẬP/ THỰC HÀNH: |
06 |
10 |
|||
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP |
09 |
15 |
|||
TỔNG SỐ |
60 |
100 |
Theo cấu trúc tổng thể của chương trình phân phối như trên thì cơ cấu nhóm các học phần và luận văn thạc sĩ của chương trình gồm 60 tín chỉ trong đó các môn chung gồm 9 tín chỉ, các học phần cơ sở 18 tín chỉ (chiếm 30% trong đó: bắt buộc 12 tín chỉ, tự chọn 6 tín chỉ), các học phần chuyên ngành 18 tín chỉ (chiếm 30% trong đó: bắt buộc 06 tín chỉ, tự chọn 12 tín chỉ). Thực tế, thực tập06 tín chỉ chiếm 10%, đồ án (HP tốt nghiệp thạc sĩ) 09 tín chỉ (chiếm 15%). Toàn bộ chương trình sẽ được tổ chức giảng dạy trong 2 năm.
3.2. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo
Bảng 3.2: Khung chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng
ngành Văn học Việt Nam
TT |
Mã HP |
Tên học phần |
Số TC |
Số giờ LT/ BT,TL/ Tự học |
HP tiên quyết (*); HP học trước; HP song hành |
Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
I. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG |
9 |
|
|
|
||
1 |
QLTH113 |
Triết học |
04 |
45/30/120 |
|
|
2 |
QLNN115 |
Ngoại ngữ |
05 |
60/30/150 |
|
|
II. PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ |
|
|
|
|
||
2.1. Học phần bắt buộc |
12 |
|
|
|
||
3 |
MLS231 |
Phương pháp luận NCKH |
03 |
45/0/90 |
Triết học (Song hành) |
|
4 |
RVI221 |
Ứng dụng các lý thuyết trong nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam |
03 |
45/0/90
|
MLS231 (Song hành) |
|
5 |
AGR331 |
Ứng dụng đặc trưng thể loại trong nghiên cứu các thể thơ dân tộc thời trung đại |
03 |
45/0/90 |
MLS231 (Song hành) |
|
6 |
MVH221 |
Một số vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại |
03 |
45/0/90 |
MLS231 (Song hành) |
|
2.2. Học phần tự chọn |
6/15 |
|
|
|
||
7 |
NBT231 |
Tiếp cận văn hóa qua nhân học biểu tượng |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
8 |
LSC221 |
Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
9 |
VDG231 |
Văn hóa dân gian Việt Nam |
3 |
45/0/90 |
|
|
10 |
NVP 331 |
Truyện thơ Nôm Việt Nam thời trung đại |
3 |
45/0/90 |
|
|
11 |
EWL221 |
Ảnh hưởng một số trào lưu văn học phương Tây hiện đại đến văn học Việt Nam |
3 |
45/0/90 |
|
|
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
18 |
|
|
|
||
3.1 Kiến thức bắt buộc |
6 |
|
|
|
||
12 |
VCL331 |
Văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
13 |
VHT331 |
Tiếp cận văn xuôi Việt Nam hiện đại từ phương pháp tiểu sử |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
3.2. Kiến thức tự chọn (chọn 4 trong các học phần) |
12/27 |
|
|
|
||
14 |
PVH331 |
Phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
15 |
VVH331 |
Vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
16 |
COL221 |
Ứng dụng văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
17 |
RIL221 |
Giải mã ngôn ngữ trong văn chương |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
18 |
PVP331 |
Nâng cao năng lực tiếng Việt trong giảng dạy ngữ văn ở trường phổ thông |
3 |
45/0/90 |
RIL221 (song hành) |
|
19 |
RLC331 |
Văn học địa phương trong chương trình phổ thông từ góc nhìn địa văn hóa |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
20 |
PCV331 |
Phong trào Thơ Mới và việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam |
3 |
45/0/90 |
MVH221 (tiên quyết) |
|
21 |
BVD331 |
Bảo tồn văn hóa địa phương qua hoạt động nghiên cứu khoa học |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
22 |
ULV331 |
Ứng dụng lí luận văn học hiện đạivào giảng dạy tác phẩm văn học |
3 |
45/0/90 |
MLS231 (tiên quyết) |
|
3.3. Thực tế, thực tập thực hành |
6 |
|
|
|
||
23 |
TTC331 |
Thực tế chuyên môn |
3 |
|
MLS231 (tiên quyết) |
|
24 |
TTC332 |
Thực tập |
3 |
|
TTC331 (tiên quyết) |
|
IV. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP |
9 |
|
|
|
||
CỘNG TỔNG |
60 |
|
|
|
3.3. Mô tả tóm tắt các học phần
(1). HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC. Mã học phần: QLTH114. (Tiếng Anh: Philosophy)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 4; Tổng số tiết quy chuẩn: 60
Lý thuyết: 45 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 120
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức cơ bản)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
2. Mục tiêu môn học
Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về đặc điểm, nội dung lịch sử triết phương Đông, phương Tây và Triết học Mác - Lênin. Hiểu được các nội dung nâng cao về Triết học Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay và vai trò thế giới quan, phương pháp luận của nó. Hiểu sâu hơn vai trò của triết học Mác - Lênin đối với việc nhận thức các lĩnh vực chính trị - xã hội hiện nay.
3. Chuẩn đầu ra của môn học
Về kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học nắm được khái quát về đặc điểm, nội dung lịch sử triết phương Đông, phương Tây và Triết học Mác - Lênin. Hiểu được các nội dung nâng cao về Triết học Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay và vai trò thế giới quan, phương pháp luận của nó và vai trò của triết học Mác - Lênin đối với việc nhận thức các lĩnh vực chính trị - xã hội hiện nay.
Về kĩ năng: Giúp người học vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vận dụng thế giới quan, phương pháp luận khoa học triết học để góp phần phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên ngành và cuộc sống đặt ra, đặc biệt là trong nghiên cứu đối tượng thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có năng lực hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của môn học. Tự học, tự nghiên cứu, kết hợp làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
4. Mô tả tóm tắt nội dung môn học
Học phần giúp người học nắm bắt được những kiến thức cơ bản về triết học, lịch sử triết học phương Đông, lịch sử triết học phương Tây và các nội dung của triết học Mác - Lênin; từ đó có thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
(2) HỌC PHẦN: NGOẠI NGỮ Mã học phần: QLNN115 (Tiếng Anh:: Foreign language
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 05 Tổng số tiết quy chuẩn: 75
Phân bổ tiết giảng của học phần:
- Kỹ năng Nghe : 20 tiết
- Kỹ năng Nói : 20 tiết
- Kỹ năng Đọc : 15 tiết
- Kỹ năng Viết : 20 tiết
Tự học, tự nghiên cứu: 150
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức chung)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
2. Mục tiêu môn học
Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cốt lõi về Ngữ pháp (cấu trúc câu, thì động từ…), Ngữ âm (nguyên âm, phụ âm, trọng âm & ngữ điệu), và Từ vựng (từ & cấu tạo từ).Nắm được những khái niệm cơ bản về quan hệ liên môn giữa Ngôn ngữ, Văn hoá và hành động lời nói.
3. Chuẩn đầu ra của môn học
Kiến thức: Sau khi học xong học phần, người học nắm được những kiến thức cơ bản, cốt lõi về Ngữ pháp (cấu trúc câu, thì động từ…), Ngữ âm (nguyên âm, phụ âm, trọng âm & ngữ điệu), và Từ vựng (từ & cấu tạo từ).Nắm được những khái niệm cơ bản về quan hệ liên môn giữa Ngôn ngữ, Văn hoá và hành động lời nói.
Kỹ năng: Trang bị cho người học kỹ năng đọc lướt nắm ý chính; đọc hiểu tìm một số thông tin chi tiết, đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh. Thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản và các mẫu câu đơn giản để truyền đạt thông tin, phản hồi với các năng viết câu có nội dung nằm trong phạm vi những chủ đề đã học trong chương trình.
Thái độ: Người học thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học. Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua nghiên cứu sách ngữ pháp, đọc thêm các tài liệu trên mạng internet …Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà.
4. Mô tả tóm tắt nội dung môn học bằng tiếng Việt
Học phần Tiếng Anh B2 nhằm giúp học viên rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng trở nên thành thạo và thuần thuc 04 kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết nhằm đảm bảo đạt trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam. Các chủ đề trong môn học xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày và tại nơi làm việc rất thiết thực với người học nhằm trang bị cho học viên một vốn kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết cho công việc thực tế sau này.
(3). HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Mã học phần: MLS231 (Tiếng Anh: Scientific research methodology)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu môn học
Học viên hiểu, phân tích được những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp luận nghiên cứu văn học: lịch sử hình thành, các trường phái, các khái niệm chính. Đồng thời, học viên có năng lực vận dụng có hệ thống các phương pháp, các thao tác, các kỹ năng cần thiết để thực hiện nghiên cứu văn học, văn hóa Việt Nam trong các lĩnh vực nghề nghiệp truyền thông, quản lý văn hóa và giảng dạy.
3. Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Học viên hiểu rõ, biết cách phân tích và vận dụng những kiến thức cơ bản về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu văn học, những vấn đề lý thuyết và cách thức thao tác, thực hành nghiên cứu cho học viên.
Về kĩ năng: Học viên nắm vững và ứng dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu vào những trường hợp cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu văn học và hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan truyền thông, quản lý văn hóa và môi trường giảng dạy.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ trân trọng, khách quan, đúng đắn trong đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu văn học: Lịch sử hình thành, các trường phái, các khái niệm chính; đồng thời giúp học viên đi sâu vào hệ thống các phương pháp, các thao tác, các kỹ năng cần thiết để thực hiện văn bản nghiên cứu văn học. Nội dung học phần gồm ba vấn đề lớn:
- Khái lược về phương pháp luận nghiên cứu văn học: Từ phương pháp đến hương pháp luận nghiên cứu văn học; phương pháp luận văn cứu văn học và lý luận văn học; phân loại các phương pháp nghiên cứu văn học.
- Các phương pháp nghiên cứu văn học: Các phương pháp nghiên cứu chung; các phương pháp nghiên cứu chỉnh thể văn học (trào lưu, tác giả, tác phẩm, nhân vật).
- Một số phương pháp tổ chức, thực hiện công trình nghiên cứu văn học: Tổ chức thực hiện theo loại hình công trình nghiên cứu (công trình nghiên cứu văn học trong nhà trường, công trình nghiên cứu văn học phổ biến xã hội); các thủ pháp, kỹ thuật nghiên cứu văn học.
Môn học cũng đề cập đến tình hình nghiên cứu văn học hiện nay, gợi mở các xu huống và triển vọng nghiên cứu văn học ở Việt Nam hiện nay.
(4). HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG CÁC LÍ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN. Mã học phần: RVI221. (Tiếng Anh: Applying theories in research vietnamese folk literature)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu môn học
Người học hiểu rõ và phân tích được kiến thức chuyên sâu về các lí thuyết được vận dụng trong nghiên cứu văn học dân gian type và motif, lí thuyết văn học so sánh. Từ đó, vận dụng để giải quyết một số trường hợp cụ thể.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản về các lí thuyết nghiên cứu văn học dân gian: thi pháp học, type và motif, so sánh; Cung cấp những hiểu biết về tình hình vận dụng các lí thuyết nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới và tình hình vận dụng ở Việt Nam; Rèn luyện khả năng ứng dụng các lí thuyết trong giảng dạy văn học Việt Nam ở nhà trường phổ thông.
Về kĩ năng: Biết lựa chọn và vận dụng các lí thuyết vào nghiên cứu văn học dân gian cụ thể hoặc ứng dụng vào việc giảng dạy phần văn học dân gian trong nhà trường phổ thông.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tiếp thu và nắm vững những thành tựu của các lí thuyết nghiên cứu văn học dân gian bằng việc tích cực tham dự bài giảng, tự tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin, chuẩn bị và tham gia các thảo luận chuyên đề. Sẵn sàng vận dụng các lí thuyết đó để soi chiếu vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy dạy học văn học dân gian cho học sinh trong nhà trường phổ thông, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giúp người học hiểu rõ và phân tích được kiến thức cơ bản về khoa folklore học và việc tiếp thu, vận dụng các lí thuyết nước ngoài vào nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian Việt Nam. Trong đó, phần thứ nhất đề cập đến một số vấn đề của khoa folklore học như: khái niệm folklore, đối tượng của khoa folklore học, mối quan hệ giữa văn học dân gian và các thành phần khác trong tổng thể folklore, giữa foklore học và nhân học văn hóa. Phần thứ hai đề cập đến các lí thuyết ở nước ngoài như thi pháp học, lí thuyết nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif, lí thuyết văn học so sánh. Phần thứ ba hướng dẫn người học cách thức vận dụng các lí thuyết vào giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường phổ thông. Kiến thức thu nhận được giúp người học đưa ra được hướng tiếp cận phù hợp đối với một hiện tượng, một tác phẩm văn học dân gian.
(5). HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY CÁC THỂ THƠ DÂN TỘC THỜI TRUNG ĐẠI. Mã học phần: PVL331. (Tiếng Anh: The application of genre characteristics in the study and teaching of vietnamese medieval poetry)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu rõ và phân tích được đặc trưng của 3 thể thơ dân tộc lục bát, song thất lục bát, hát nói trong văn học trung đại Việt Nam; Mô tả, phân tích diễn trình hình thành phát triển và hoàn thiện của 3 thể thơ dân tộc và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, người học có năng lực nhận diện tính quy luật của sự vận động và phát triển văn học đồng thời thấy được cội nguồn dân gian và vai trò của các thế hệ nhà thơ trong việc xây đắp nên những thể thơ cách luật dân tộc.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Học viên hiểu rõ và phân tích được đặc trưng của 3 thể thơ dân tộc lục bát, song thất lục bát, hát nói trong văn học trung đại Việt Nam. Từ đó có thể vận dụng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm thuộc 3 thể thơ trên theo hướng thi pháp thể loại; Người học mô tả, phân tích được diễn trình hình thành phát triển và hoàn thiện của 3 thể thơ dân tộc và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, người học có năng lực nhận diện quy luật của sự vận động và phát triển văn học. Đồng thời thấy được cội nguồn dân gian và vai trò của các thế hệ nhà thơ trong việc xây đắp nên những thể thơ cách luật dân tộc.
Về kĩ năng:Người học có khả năng vận dụng hiểu biết về 3 thể thơ dân tộc để khám phá, cảm thụ, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm từ góc nhìn thể loạ
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng nghiên cứu và tham gia giới thiệu các di sản văn học thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài. Từ đó, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giới thiệu đặc trưng, nguồn gốc, diễn trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ba thể thơ dân tộc trong văn học trung đại Việt Nam: lục bát, song thất lục bát và hát nói. Ba thể thơ trên sẽ được xem xét trong thể loại cụ thể: Lục bát trong Truyện thơ, song thất lục bát trong Ngâm và thể hát nói trong bài hát nói, thông qua việc tìm hiểu một số tác phẩm (thuộc ba thể loại trên) đặc biệt là những tác phẩm được xem là đỉnh cao của thể loại.
(6). HỌC PHẦN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Mã học phần: MVH231. (Tiếng Anh: Basic issues of vietnamese modern literature)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu của học phần
Người học hiểu rõ những kiến thức tổng quan về văn học Việt Nam hiện đại và những vấn đề cơ bản liên quan đến tiểu thuyết, thơ ca, lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở đó, người học có thể tự nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng văn học hiện đại cụ thể cũng như vận dụng những kiến thức phông nền trong việc giảng dạy về các tác giả, tác phẩm văn học hiện đại cụ thể.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu rõ và phân tích được những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại: những vấn đề tổng quan văn học Việt Nam hiện đại (phạm trù văn học hiện đại, phân kỳ văn học hiện đại, các bình diện/ điều kiện xuất hiện văn học Việt Nam hiện đại, giao lưu văn hóa và những bước chuyển hệ hình); những vấn đề cơ bản về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (vai trò, vị trí, diễn trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại); những vấn đề cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại (sự xuất hiện của cái tôi và hành trình tìm kiếm những không gian mỹ học mới; tiến trình thơ Việt Nam hiện đại); sự xuất hiện của lý luận, phê bình văn học Việt Nam hiện đại và diễn trình lý luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại.
Về kĩ năng: Có kĩ năng tự nghiên cứu, phân tích và đánh giá những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại; Có thểphân tích, đánh giá những vấn đề có lịch sử nghiên cứu phức tạp, gây nhiều tranh luận với một tinh thần khách quan và khoa học; Vận dụng được những kiến thức phông nền mang tính tổng quát vào giảng dạy những tác giả, tác phẩm văn học hiện đại trong nhà trường.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm để thảo luận và giải quyết các nội dung liên quan đến môn học, thực hiện tốt các yêu cầu của môn học; Có khả năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu (có khả năng tự phân tích, đánh giá về các hiện tượng văn học (từ các tác giả, tác phẩm, các trào lưu, khuynh hướng đến sự đa dạng trong phong cách...) một cách khách quan, khoa học.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại bao gồm: những vấn đề tổng quan văn học Việt Nam hiện đại (phạm trù văn học hiện đại, phân kỳ văn học hiện đại, các bình diện/ điều kiện xuất hiện văn học Việt Nam hiện đại, giao lưu văn hóa và những bước chuyển hệ hình); những vấn đề cơ bản về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (vai trò, vị trí, diễn trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại); những vấn đề cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại (sự xuất hiện của cái tôi và hành trình tìm kiếm những không gian mỹ học mới; tiến trình thơ Việt Nam hiện đại). Qua đó, học phần giúp học viên có khả năng tự phân tích, đánh giá về các hiện tượng văn học (từ các tác giả, tác phẩm, các trào lưu, khuynh hướng đến sự đa dạng trong phong cách...) một cách khách quan, khoa học.
(7). HỌC PHẦN: TIẾP CẬN VĂN HÓA QUA NHÂN HỌC BIỂU TƯỢNG. Mã học phần: NBT231. (Tiếng Anh: Approaching culture from the perspectives of symbolistic anthropology)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu và phân tích được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu văn học, văn hóa và nhân học văn hóa; phân biệt khái niệm văn hóa và nhân học văn hóa; những kiến thức cơ bản về phương pháp tiếp cận văn hóa. Người học thành thạo kĩ năng ứng dụng phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại và hiện đại.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Hiểu rõ và phân tích được các thuật ngữ, lý thuyết nhân học biểu tượng khác nhau; Hiểu rõ tư tưởng của một số nhà lý thuyết hàng đầu về nhân học biểu tượng và tình hình nghiên cứu nhân học biểu tượng ở Việt Nam; Ứng dụng lý thuyết nhân học để tiếp cận các hiện tượng văn hóa, truyền thông trong đời sống thông qua giải mã biểu tượng.
Về kĩ năng: Phát triển tư duy phê phán thông qua việc vận dụng lý thuyết nghiên cứu nhân học biểu tượng để lý giải các hiện tượng văn hóa, truyền thông; Có năng lực sáng tạo các sản phẩm truyền thông, văn hóa trên cơ sở ứng dụng lý thuyết nghiên cứu biểu tượng.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Qua việc tiếp thu những kiến thức lý luận về nhân học biểu tượng, hiểu được tầm quan trọng của biểu tượng trong đời sống văn hóa và văn học. Có năng lực đánh giá, thẩm định các hiện tượng văn hóa, truyền thông mới thông qua giải mã biểu tượng.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự nhiên của biểu tượng được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ, trình diễn, và trong đời sống hằng ngày nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các biểu tượng thành văn. Nhân học biểu tượng diễn giải các biểu tượng trong ngữ cảnh của tiến trình xã hội và văn hóa. Khóa học cung cấp kiến thức về thuật ngữ, lý thuyết nhân học biểu tượng, tư tưởng của một số nhà lý thuyết hàng đầu về nhân học biểu tượng, tình hình nghiên cứu nhân học biểu tượng ở Việt Nam và giúp người học hình thành phương pháp giải mã các biểu tượng văn hóa, truyền thông đương đại.
(8). HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA. Mã học phần: LSC221. (Tiếng Anh: Studying literature from cultural perspectives)
Mã học phần:
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu và phân tích được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu văn học, văn hóa và nhân học văn hóa; phân biệt khái niệm văn hóa và nhân học văn hóa; những kiến thức cơ bản về phương pháp tiếp cận văn hóa. Người học thành thạo kĩ năng ứng dụng phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại và hiện đại.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu và ứng dụng được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu văn học: từ khái niệm phương pháp đến các phương pháp nghiên cứu văn học; Người học hiểu và ứng dụng được kiến thức cơ bản về văn hóa và nhân học văn hóa; phân biệt khái niệm văn hóa và nhân học văn hóa; Người học hiểu và ứng dụng được kiến thức cơ bản về phương pháp tiếp cận văn hóa: từ khái niệm phương pháp tiếp cận văn hóa đến hệ thống các vấn đề của tiếp cận văn hóa trong phân tích tác phẩm văn học.
Về kĩ năng: Biết vận dụng phương pháp tiếp cận văn hóa vào phân tích, giải thích tác phẩm văn học Việt Nam trung đại và hiện đại.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham dự bài giảng, tự tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin, chuẩn bị và tham gia các thảo luận chuyên đề. Sẵn sàng vận dụng lí thuyết nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa để soi chiếu vào quá trình nghiên cứu văn học.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần đi sâu tìm hiểu lý thuyết tiếp cận văn hóa học và ứng dụng lý thuyết vào nghiên cứu văn học. Sự cần thiết ứng dụng các tri thức văn hóa vào giải mã các tác phẩm văn học trên các cấp độ khác nhau. Nội dung môn học cũng trình bày hệ thống các vấn đề của một tác phẩm văn học nhìn từ góc độ văn hóa.
(9). HỌC PHẦN: VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM. Mã học phần: VDG231.
(Tiếng Anh: Vietnamese folklore)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 02 Tổng số tiết quy chuẩn: 30
Lý thuyết: 20 Thảo luận (thực hành): 10 Tự học:60
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức chuyên ngành)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu của học phần
Người học hiểu rõ và vận dụng được những kiến thức cơ bản nhất về văn hóa dân gian Việt Nam vào hoạt động nghề nghiệp: Lí luận chung về văn hóa và văn hóa học; định vị văn hóa Việt Nam; lịch sử văn hóa Việt Nam; các thành tố trong văn hóa Việt Nam; không gian văn hóa Việt Nam.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu và phân tích được kiến thức cơ bản về văn văn hóa dân gian Việt Nam và các tiểu vùng trên nhiều bình diện thuộc về cấu trúc văn hóa như: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, văn hóa tâm linh, phong tục và lễ hội.
Về kĩ năng: Hình thành kỹ năng đọc, xử lí, khai thác tài liệu, thu thập thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, báo cáo; Có khả năng nhận diện, khái quát vấn đề, chứng minh luận điểm; Có năng lực tư duy liên ngành.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có ý thức trân trọng, bảo vệ văn hóa dân gian Việt Nam nói chung, văn hóa tộc người nói riêng. Người học có ý thức ứng xử phù hợp với đạo đức, lối sống, quan niệm truyền thống văn hóa dân gian của người Việt Nam. Từ đó, người học có hành trang văn hóa cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp sau này.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giới thiệu những nội dung cơ bản sau:
- Lí luận chung về văn hóa và văn hóa học: đề cập đến những vấn đề cơ bản như khái niệm văn hóa, đặc trưng, chức năng của văn hóa, loại hình văn hóa…
- Định vị văn hóa Việt Nam: nhìn nhận một cách tổng thể về văn hóa Việt Nam từ đặc trưng lãnh thổ, nguồn gốc tộc người, gốc văn hóa, các tiểu vùng văn hóa…
- Lịch sử văn hóa Việt Nam: nghiên cứu quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử. Tập trung tới vấn đề giao lưu văn hóa và phân tích các dấu ấn của quá trình giao lưu văn hóa để lại trên diện mạo văn hóa Việt Nam.
- Các thành tố trong văn hóa Việt Nam: phân tích các đặc trưng văn hóa Việt Nam thông qua yếu tố ứng xử, phong tục, nhận thức, tín ngưỡng, tổ chức đời sống cộng đồng…
- Không gian văn hóa Việt Nam: tổng quan về 6 vùng văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh không gian văn hóa vùng núi và gò đồi như Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Tây Nguyên.
(10). HỌC PHẦN: TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI. Mã học phần: PVL331. (Tiếng Anh: Vietnamese nom poetry in the middle ages)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người họchiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và lịch sử phát triển thể loại truyện Nôm; thi pháp và chức năng tư tưởng, thẩm mỹ truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam, lấy đó làm cơ sở cho sự vận dụng phân tích truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu và vận dụng được những kiến thứccơ bản về nguồn gốc, lịch sử phát triển, phân loại và đặc trưng thi pháp, chức năng tư tưởng, thẩm mỹ của truyện thơ Nôm văn học trung đại Việt Nam trong công tác nghiên cứu, giảng dạy truyện thơ Nôm theo hướng thi pháp thể loại.
Về kĩ năng: Người học có khả năng vận dụng hiểu biết về truyện thơ Nôm để khám phá, cảm thụ, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm từ góc nhìn thể loại.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ trân trọng, khách quan, đúng đắn trong đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giới thiệu nguồn gốc và lịch sử phát triển thể loại truyện Nôm; thi pháp và chức năng tư tưởng, thẩm mỹ truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam.Trên cơ sở đó sẽ vận dụng phân tích một số truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam được đưa vào chương trình giảng dạy các cấp.
(11). HỌC PHẦN: VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI. Mã học phần: VCL331. (Tiếng Anh: Vietnamese contemporaty literature from genre interactive perspective)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2.Mục tiêu học phần
Người họchiểu và phân tích, vận dụng được những kiến thức cơ bản nhất về tiến trình văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay, sự giao thoa giữa các thể loại trong văn học đương đại; từ đó, đối sánh, nhận định giai đoạn văn học này với các giai đoạn văn học trước. Người học phát triển năng lực tư duy phê phán khi so sánh các vấn đề, hiện tượng văn học, văn hóa để ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu rõ, biết cách phân tích và vận dụng những kiến thứccơ bản nhất về tiến trình văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay, sự giao thoa giữa các thể loại trong văn học đương đại. Giúp sinh viên nhận thức được những đóng góp của một số tác giả tiêu biểu đối với văn học Việt Nam sau 1975 với tư cách là những người kế thừa và mở đường cho một tinh thần văn học mới; Người học có khả năng đối sánh, nhận định giai đoạn văn học này với các giai đoạn văn học trước nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy.
Về kĩ năng:Người học phát triển kỹ năng nhận diện, đánh giá các vấn đề, các gương mặt tác giả trong những giai đoạn cụ thể; Người học tăng cường năng lực nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học, nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa và khả năng sáng tác văn chương.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng nghiên cứu và tham gia giới thiệu các di sản văn học thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định, sáng tác văn học). Từ đó, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần Văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm, thành tựu, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, có đóng góp lớn vào kho tàng văn học Việt Nam, đặc biệt là những gương mặt có tính chất mở đường và bước ngoặt. Từ đó thấy được sự vận động phát triển và sự tương tác giữa các thể loại trong giai đoạn văn học này.
(12). HỌC PHẦN: TIẾP CẬN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ PHƯƠNG PHÁP TIỂU SỬ. Mã học phần: VHT331. (Tiếng Anh: Approaching vietnamese prose from the perspectives of biographical studies)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học:90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức chuyên ngành)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người họchiểu và áp dụng được lí luận và phương pháp nghiên cứu tiểu sử vào phân tích đặc điểm, diện mạo văn xuôi Việt Nam hiện đại và phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, từ đó phát triển năng lực nhận diện diện mạo và các hiện tượng của văn học Việt Nam.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người họchiểu và áp dụng được lí luận và phương pháp nghiên cứu tiểu sử vào phân tích đặc điểm, diện mạo văn xuôi Việt Nam hiện đại và phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại như Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…
Về kĩ năng: Thành thạo kĩ năng giải mã tác phẩm từ các đặc điểm tiểu sử của tác giả như bối cảnh văn hóa, xã hội của địa phương, quốc gia, quốc tế tới đời tư, quan điểm chính trị, văn hóa, văn học…; Có năng lực nhận diện phong cách nghệ thuật của các tác gia văn học tiêu biểu.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ đọc/ nghe/ xem/ phân tích tích cực theo định hướng; Chủ động, độc lập trong việc cảm nhận, phân tích, viết.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học những cách giải mã phong cách nghệ thuật của tác giả từ góc nhìn phương pháp tiểu sử. Học phần giúp người học vận dụng phương pháp này vào việc tiếp cận các tác gia tiêu biểu của giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó, người học phát triển năng lực nhận diện, giải mãphong cách nghệ thuật tác giả trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại.
(13). HỌC PHẦN: PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO CHÍ. Mã học phần: PVH321. (Tiếng Anh: Writing literature and art criticism in newspapers)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học:90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức chuyên ngành)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2.Mục tiêu học phần
Người học biết cách thưởng thức và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp; biết phân biệt loại hình, loại thể nghệ thuật, biết cách phân tích và đánh giá một tác phẩm nghệ thuật dựa trên những lý tưởng thẩm mĩ tiên tiến và thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Hiểu và phân tích được vai trò, cách thức tổ chức, vị trí của trang văn hóa văn nghệ trong tương quan với các nội dung khác của báo chí; Hiểu và phân tích được những vấn đề lý luận cơ bản về tác phẩm văn học nghệ thuật; Hiểu, phân tích và ứng dụng được những đặc điểm, chức năng, yêu cầu của các dạng bài phê bình vào hoạt động viết cho truyền thông, xuất bản.
Về kĩ năng: Người học có ý thức đọc/nghe/xem/phân tích các tác phẩm nghệ thuật một cách có lý luận và phương pháp; Người học có ý thức trau dồi kĩ năng, nguyên tắc cơ bản để viết xây dựng tác phẩm báo chí dành riêng cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Người học thành thạo kĩ năng tổ chức một bài báo trọn vẹn cả về nội dung và hình thức mang tính đặc thù: bài phê bình tác phẩm nghệ thuật.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ đọc/ nghe/ xem/ phân tích tích cực theo định hướng; Chủ động, độc lập trong việc cảm nhận, phân tích, viết.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Viết phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí có vai trò khá quan trọng đối với khoa học và thực tiễn đời sống. Đối với khoa học, phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật kích thích sự sáng tạo, đem lại cho người học sự hiểu biết về những loại hình, thể loại cũng như những giá trị và thành tựu của các loại hình nghệ thuật. Đối với thực tiễn, phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật giúp cho người học có thêm những tri thức để có thể thưởng thức và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp; biết phân biệt loại hình, loại thể nghệ thuật, biết cách phân tích và đánh giá một tác phẩm nghệ thuật dựa trên những lý tưởng thẩm mĩ tiên tiến và thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh.
(14). HỌC PHẦN: VẬN DỤNG CHẤT LIỆU VĂN HỌC TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ. Mã học phần: VVH321. (Tiếng Anh: Applying literary material into journalistic works)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức chuyên ngành)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Học phần giúp người học hiểu cách khai thác, vận dụng chất liệu văn học vào sáng tạo tác phẩm báo chí (trên cả phương diện nội dung và hình thức thể hiện), khiến bài báo sinh động, hấp dẫn và đạt được hiệu quả giao tiếp cao hơn.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Hiểu được vai trò, cách thức tổ chức, vị trí của trang văn hóa văn nghệ trong tương quan với các nội dung khác của báo chí; Nắm được những vấn đề lý luận cơ bản về tác phẩm văn học nghệ thuật; Nắm được những đặc điểm, chức năng, yêu cầu của các dạng bài phê bình.
Về kĩ năng: Sinh viên có năng lực đọc/nghe/xem/phân tích các tác phẩm nghệ thuật một cách có lý luận và phương pháp; Sinh viên vận dụng được những kĩ năng, nguyên tắc cơ bản để viết xây dựng tác phẩm báo chí dành riêng cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Sinh viên hình thành kĩ năng tổ chức một bài báo trọn vẹn cả về nội dung và hình thức mang tính đặc thù: bài phê bình tác phẩm nghệ thuật.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ đọc/ nghe/ xem/ phân tích tích cực theo định hướng; Chủ động, độc lập trong việc cảm nhận, phân tích, viết.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Văn học và báo chí có mối quan hệ qua lại mật thiết, trong đó văn học được xem như nguồn chất liệu dồi dào, quý giá cho việc sáng tạo các tác phẩm báo chí. Việc sử dụng các chất liệu văn học đúng chỗ, đúng liều lượng góp phần mang lại giá trị to lớn cho tác phẩm báo chí. Trên tinh thần ấy, học phần cung cấp cho người học những cách khai thác, vận dụng chất liệu văn học vào sáng tạo tác phẩm báo chí (trên cả phương diện nội dung và hình thức thể hiện), khiến bài báo sinh động, hấp dẫn và đạt được hiệu quả giao tiếp cao hơn.
(15). HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG VĂN HỌC SO SÁNH TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM. Mã học phần: COL221. (Tiếng Anh: Comparative literature application in research and teaching of Vietnamese literature)
1. Thông tin chung về học phần
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu của học phần
Người họchiểu rõ những kiến thức cơ bản nhất văn học so sánh như khái niệm, lịch sử hình thành, vị trí, chức năng, các phương pháp nghiên cứu chính và có năng lực ứng dụng phương pháp này vào nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam cũng như phân tích được mối liên hệ, tương quan giữa văn hóa Việt Nam và thế giới trong quá khứ và đương đại.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu rõ, biết cách phân tích và vận dụng những kiến thức cơ bản về văn học so sánh như khái niệm, lịch sử hình thành, vị trí, chức năng, các phương pháp nghiên cứu chính vào nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam và nhận diện các hiện tượng văn học, văn hóa, truyền thông đương đại.
Về kĩ năng: Người học nắm vững và ứng dụng thành thạo những nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu văn học so sánh.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ trân trọng, khách quan, đúng đắn trong đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và quan niệm về văn học so sánh cùng những nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu văn học so sánh. Kiến thức thu nhận được giúp người học phân biệt được phương pháp so sánh văn học với bộ môn văn học so sánh, với phương pháp luận văn học so sánh; nắm được mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của văn học so sánh, các nguyên tắc ứng dụng nghiên cứu văn học so sánh vào các đề tài, chủ đề cụ thể.
Nội dung học phần gồm một số vấn đề: Quan niệm về văn học so sánh, lịch sử hình thành bộ môn văn học so sánh trên thế giới; lợi ích và vị trí của văn học so sánh, tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam; Mục đích và đối tượng của văn học so sánh; Phương pháp luận và các phương pháp của văn học so sánh; Phạm vi khảo sát và chủ đề chính của văn học so sánh; Tình hình nghiên cứu văn học hiện nay, gợi mở các xu hướng và triển vọng nghiên cứu văn học ở Việt Nam hiện nay.
(16). HỌC PHẦN: GIẢI MÃ NGÔN NGỮ TRONG VĂN CHƯƠNG. Mã học phần: RIL221. (Tiếng Anh: Decoding the literary language)
1. Thông tin chung về môn học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức cơ sở)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu và phân tích đượcmối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn chương, sự chi phối của ngôn ngữ đến quá trình sáng tạo, cảm thụ và phân tích nghệ thuật văn chương. Người học phát triển kỹ năng nhận diện và phân tích đặc trưng của tác phẩm văn học từ phương diện ngôn ngữ để ứng dụng một cách sáng tạo vào hoạt động viết truyền thông, biên tập và giảng dạy.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học nhiểu và phân tích được mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn chương, sự chi phối của ngôn ngữ đến quá trình sáng tạo, cảm thụ và phân tích nghệ thuật văn chương.
Về kĩ năng: Người học nắm vững và có kỹ năng để nhận diện và phân tích đặc trưng của tác phẩm văn học từ phương diện ngôn ngữ để ứng dụng một cách sáng tạo vào hoạt động viết truyền thông, biên tập và giảng dạy.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ trân trọng, khách quan, đúng đắn trong đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học và sáng tạo sản phẩm truyền thông.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần,
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ với tư cách là chất liệu của nghệ thuật văn chương; mối quan hệ giữa giao tiếp trong đời thường và giao tiếp trong văn học; sự chuyển biến từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ; trên cơ sở đó đưa ra những nguyên tắc chung và một số thao tác cần thiết trong cảm thụ và phân tích nghệ thuật văn chương.
(17). HỌC PHẦN: PHONG TRÀO THƠ MỚI VÀ VIỆC ĐỔI MỚI THI PHÁP THƠ TRỮ TÌNH Ở VIỆT NAM. Mã học phần: PCV331. (Tiếng Anh: The new poetry movement and the vietnamese renovation of lyrical poetics)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 30 Thảo luận (thực hành): 15 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức chuyên ngành)
Các học phần tiên quyết: Không
Học phần song hành: Không
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu rõbối cảnh, đặc điểm phong trào Thơ Mới và phong cách đặc trưng của những tác gia tiêu biểu. Người học phân tích được sự ảnh hưởng của các trào lưu văn học đối với phong trào Thơ Mới; sự đổi mới về thi pháp thơ và những đóng góp của Thơ Mới đến nền thi ca Việt Nam, từ đó, người đọc phát triển năng lực nhận diện các hiện tượng thơ ca đương đại.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu rõ những kiến thức cơ bản nhất về phong trào Thơ Mới, phong trào được coi là bình minh thơ Việt Nam hiện đại và những đại diện tiêu biểu. Người đọc phân tích được sự ảnh hưởng của các trào lưu văn học đối với phong trào Thơ Mới; Người học hiểu và phân tích được sự đổi mới về thi pháp thơ và những đóng góp của Thơ Mới đến nền thi ca Việt Nam; Người học có khả năng đối sánh, nhận định các phong trào văn hoc, hiện tượng thơ ca ở những giai đoạn khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy, quản lý văn hóa.
Về kĩ năng: Kỹ năng nhận diện, đánh giá các vấn đề, các gương mặt tác giả trong những giai đoạn cụ thể; Có năng lực nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học, nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa và khả năng sáng tác văn chương.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng nghiên cứu và tham gia giới thiệu các di sản văn học thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào việc phê bình, thẩm định, sáng tác văn học. Từ đó, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần Phong trào Thơ Mới và việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm, những ảnh hưởng của các nguồn văn hoá đến phong trào Thơ Mới, những thành tựu, một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu của phong trào Thơ Mới (1932 - 1945). Từ đó thấy được sự vận động phát triển và việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam.
(18). HỌC PHẦN: NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. Mã học phần: PVP331. (Tiếng Anh: Developing Vietnamese skills in teaching Vietnamese language arts in school curriculum)
1. Thông tin chung về môn học phần
Số tín chỉ: 03 Loại học phần: Tự chọn (Khối kiến thức chuyên ngành)
Các học phần tiên quyết:
Học phần học trước: Không
Học phần song hành: Giải mã ngôn ngữ trong văn chương
Số tiết quy định đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 30 + Thảo luận: 10
+ Làm bài tập: 20 + Thực hành thí nghiệm: 0
+ Tự học: 90
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu rõ về chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới (2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hiểu được bản chất của khái niệm năng lực tiếng Việt (năng lực tiếp nhận văn bản (nghe - hiểu và đọc - hiểu) và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm tạo lập văn bản nói và văn bản viết). Từ đó, người học cóphương pháp giảng dạy Ngữ văn theo hướng tiếpcận năng lực ở môi trường phổ thông gắn với các phân môn và theo thang đo mức độ nhận thức.
3).Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Hiểu rõ và phân tích được các đặc điểm của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018;
Hiểu, phân tích được bản chất, đặc điểm của khái niệm năng lực tiếng Việt (năng lực tiếp nhận văn bản (nghe - hiểu và đọc - hiểu) và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm tạo lập văn bản nói và văn bản viết);
Hiểu, phân tích và vận dụng thành thạo được các phương pháp, kĩ thuật và công cụ dạy học hiện đại gắn với việc phát triển năng lực tiếng Việt ở bậc phổ thông;
Hiểu, phân tích được đặc điểm, cách thức tiến hành các phương pháp giảng dạy các phân môn trong chương trình Ngữ văn mới theo hướng tiếp cận năng lực ở môi trường phổ thông gắn với các phân môn và theo thang đo mức độ nhận thức để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo;
Vận dụng được lý thuyết về tiếng Việt, lí luận văn học và tác phẩm văn học để tiếp cận và giải quyết được các vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu về phát triển năng lực tiếng Việt trong bối cảnh mới.
Về kĩ năng: Có kĩ năng kĩ năng giảng dạy Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực ở môi trường phổ thông gắn với các phân môn và theo thang đo mức độ nhận thức;
Có kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật và công cụ dạy học hiện đại vào việc phát triển năng lực tiếng Việt ở bậc phổ thông;
Phát hiện và thực hiện được đề tài nghiên cứu độc lập, phù hợp với lĩnh vực phát triển năng lực tiếng Việt ở bậc phổ thông;
Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc, trong xử lý tình huống quản lý liên quan đến lĩnh vực phát triển năng lực tiếng Việt ở bậc phổ thông;
Có kỹ năng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp đáp ứng việc giảng dạy, nghiên cứu về phát triển năng lực tiếng Việt ở bậc phổ thông.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hiểu được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh; Tích cực đổi mới trong việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ dạy học hiện đại để giảng dạy, nghiên cứu về phát triển năng lực tiếng Việt ở bậc phổ thông theo mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đề ra.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị giúp người học hiểu rõ về chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới (2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hiểu được bản chất của khái niệm năng lực tiếng Việt (năng lực tiếp nhận văn bản (nghe - hiểu và đọc - hiểu) và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm tạo lập văn bản nói và văn bản viết). Từ đó, người học có phương pháp giảng dạy Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực ở môi trường phổ thông gắn với các phân môn và theo thang đo mức độ nhận thức.
(19). HỌC PHẦN: BẢO TỒN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Mã học phần: RLC331.( Tiếng Anh: Preserving local cultures through research activities)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 0 Thảo luận (thực hành): 45 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức thực tập, thực tế, đề án tốt nghiệp)
Các học phần tiên quyết: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Học phần song hành: Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu được tầm quan trọng và cách thức tích hợp ý thức bảo tồn văn hóa địa phương vào hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Người học hiểu và vận dụng được vào hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho học sinh phổ thông và giáo viên: cách tìm đề tài, quy trình và phương pháp triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học với mục đích bảo tồn văn hóa địa phương.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa địa phương trong chương trình đào tạo môn ngữ văn ở bậc phổ thông;
Người học nhận thức được hiện trạng và triển vọng ứng dụng việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với nội dung bảo tồn văn hóa địa phương tại nơi người học cư trú và làm việc;
Người đọc hiểu và vận dụng được phương pháp tìm đề tài, quy trình nghiên cứu khoa học, cách thức triển khai và trình bày một đề tài khoa học sư phạm ứng dụng với nội dung bảo tồn văn hóa địa phương.
Về kĩ năng: Người học phân tích được cách thức triển khai đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với nội dung bảo tồn văn hóa địa phương thông qua các ví dụ cụ thể; Người học thực hành được việc triển khai tìm đề tài, quy trình nghiên cứu của một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với nội dung bảo tồn văn hóa địa phương nơi người học cư trú và làm việc.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy tinh thần sáng tạo; Người học phát huy tinh thần hợp tác, phối hợp trong làm việc nhóm.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giúp người học hiểu được tầm quan trọng và cách thức tích hợp ý thức bảo tồn văn hóa địa phương vào hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Học phần giúp người học hiểu và vận dụng được vào hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho học sinh phổ thông và giáo viên: cách tìm đề tài, quy trình và phương pháp triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học với mục đích bảo tồn văn hóa địa phương.
(20). HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG LÍ LUẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀO GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC. Mã học phần: ULV331. (Tiếng Anh: Applying modern literary theory into teaching literary works)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 0 Thảo luận (thực hành): 45 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức thực tập, thực tế, đề án tốt nghiệp)
Các học phần tiên quyết: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Học phần song hành: Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu và biết vận dụng một số lí thuyết lí luận văn học gần đây như tiếp nhận văn học, phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền, phê bình hậu thực dân, lí thuyết diễn ngôn và liên văn bản vàoviệc giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường phổ thông.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức:Người học hiểu và biết cách vận dụng lí thuyết diễn ngôn và liên văn bản vào việc giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường phổ thông;
Người học hiểu và biết vận dụng lí thuyết tiếp nhận văn học vào việc soạn giảng môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông trên cơ sở đo lường được tầm đón nhận của học sinh phổ thông cũng như giúp học sinh hình thành tư duy phê phán và tinh thần dân chủ, khách quan khi tiếp cận tác phẩm văn học;
Người học hiểu và biết vận dụng phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền và phê bình hậu thực dân để giảng dạy môn ngữ văn ở bậc phổ thông trong cái nhìn hệ thống, quốc tế và nhân văn về những nền văn hóa khác nhau.
Về kĩ năng:Người học biết vận dụng một cách sáng tạo các lí thuyết văn học như tiếp nhận văn học, lí thuyết diễn ngôn, liên văn bản, phê bình sinh thái, nữ quyền, hậu thực dân để giúp học sinh hình thành năng lực tư duy phê phán, tinh thần dân chủ và thái độ khách quan, bình đẳng khi đánh giá các hiện tượng văn hóa trong chương trình ngữ văn ở bậc phổ thông.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học hình thành năng lực tư duy phê phán, tinh thần dân chủ và thái độ khách quan, bình đẳng khi đánh giá các hiện tượng văn hóa trong chương trình ngữ văn ở bậc phổ thông; Người học tăng cường năng lực làm việc nhóm và tự nghiên cứu.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần giúp người học hiểu và biết vận dụng một số lí thuyết lí luận văn học gần đây như tiếp nhận văn học, phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền, phê bình hậu thực dân, lí thuyết diễn ngôn và liên văn bản vào việc giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường phổ thông.
(21). HỌC PHẦN: THỰC TẾ CHUYÊN MÔN. Mã học phần: TTC331. (Tiếng Anh: Fieldwork)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 0 Thảo luận (thực hành): 45 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức thực tập, thực tế, đề án tốt nghiệp)
Các học phần tiên quyết: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Học phần song hành: Không
2.Mục tiêu học phần
Học phần giúp người học hiểu, biết cách phân tích và ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa. Thông qua kiến thức của các học phần đã được trang bị, người học có thể chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong việc tiễn ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa tại nơi thực tế, nguyên nhân của chúng và bước đầu có thể đề xuất những giải pháp. Hình thành cho người học những kỹ năng trong công việc chuyên môn, quan hệ nơi thực tế, hòa nhập vào môi trường làm việc của tổ chức.
- Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Kết thúc thực tế 1, người học có những hiểu biết cơ bản về thực tiễn tiễn ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa. Thông qua kiến thức của các học phần đã được trang bị, người học có thể chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong việc tiễn ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa tại nơi thực tế, nguyên nhân của chúng và bước đầu có thể đề xuất những giải pháp.
Về kĩ năng: Người học biết vận dụng một cách sáng tạo nội dung kiến thức văn học Việt Nam và lý luận văn học, ngôn ngữ vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa tại nơi thực tế. Bước đầu đánh giá được ưu điểm, hạn chế, cơ hội, thách thức trong hoạt động quản lý của tổ chức. Thành thạo kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của môn học. Tự học, tự nghiên cứu, phát huy tinh thần sáng tạo, hợp tác, phối hợp trong làm việc nhóm.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về thực tiễn ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa. Thông qua kiến thức của các học phần đã được trang bị, người học có thể chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong việc tiễn ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa tại nơi thực tế, nguyên nhân của chúng và bước đầu có thể đề xuất những giải pháp. Hình thành cho người học những kỹ năng trong công việc chuyên môn, quan hệ nơi thực tế, hòa nhập vào môi trường làm việc của tổ chức.
(22). HỌC PHẦN: THỰC TẬP. Mã học phần: TTC332. (Tiếng Anh: Internship)
1. Thông tin chung về học phần:
Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết quy chuẩn: 45
Lý thuyết: 0 Thảo luận (thực hành): 45 Tự học: 90
Loại học phần: Bắt buộc (Khối kiến thức thực tập, thực tế, đề án tốt nghiệp)
Các học phần tiên quyết: Thực tế chuyên môn
Học phần song hành: Không
2. Mục tiêu học phần
Người học hiểu rõ, biết cách phân tích và ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào thực tiễn hoạt động truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa trong quá trình làm việc tại cơ quan thực tập. Thông qua những nhận định, phân tích, đánh giá về một lĩnh vực cụ thể trong tổ chức, người học có thể đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhắm giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại trong tổ chức. Người học biết vận dụng một cách sáng tạo nội dung kiến thức vào xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp, tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của tổ chức.
3.Chuẩn đầu ra học phần
Về kiến thức: Người học hiểu rõ, biết cách phân tích và ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào thực tiễn hoạt động truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa trong quá trình làm việc tại cơ quan thực tập. Thông qua những nhận định, phân tích, đánh giá về một lĩnh vực cụ thể trong tổ chức, người học có thể đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhắm giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại trong tổ chức.
Về kĩ năng: Người học biết vận dụng một cách sáng tạo nội dung kiến thức vào xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp, tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của tổ chức trong các lĩnh vực truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa với tư duy phản biện khoa học.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của môn học. Tự học, tự nghiên cứu, phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động trong giải quyết vấn đề.
4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho người học những hiểu biết chuyên sâu về thực tiễn ứng dụng kiến thức văn học Việt Nam vào thực tiễn hoạt động truyền thông, xuất bản, giảng dạy và quản lý văn hóa. Học phần giúp người học nhận diện được vấn đề tồn tại trong một lĩnh vực cụ thể trong tổ chức, phân tích đánh và bước đầu có thể đề xuất và áp dụng giải pháp vào thực tiễn công việc trong quá trình thực tập. Học phần cũng hình thành cho người học kĩ năng vận dụng một cách sáng tạo nội dung kiến thức vào nhận diện, đánh giá vấn đề cụ thể trong thực tiễn truyền thông, xuất bản, giảng dạy hoặc quản lý văn hóa của tổ chức với tư duy phản biện khoa học.
3.4. Kế hoạch đào tạo
Bảng 3.4. Kế hoạch đào tạo và phân kì các môn học
TT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số TC |
Năm 1 |
Năm 2 |
||
HK1 |
HK2 |
HK1 |
HK2 |
||||
I. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG |
|
|
|
|
|
||
1 |
TH113 |
Triết học (Philosophy) |
3 |
|
|
|
|
2 |
NN115 |
Ngoại ngữ (Foreign Language) |
5 |
|
|
|
|
II. PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ |
18 |
|
|
|
|
||
1. Học phần bắt buộc |
12 |
|
|
|
|
||
1 |
MLS231 |
Phương pháp luận NCKH |
3 |
|
|
|
|
2 |
RVI221 |
Ứng dụng các lý thuyết trong nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam |
3 |
|
|
|
|
3 |
AGR331 |
Ứng dụng đặc trưng thể loại trong nghiên cứu và giảng dạy các thể thơ dân tộc thời trung đại |
3 |
|
|
|
|
4 |
MVH231 |
Một số vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại |
3 |
|
|
|
|
2. Học phần tự chọn (2/5 HP) |
6 |
|
|
|
|
||
1 |
NBT231 |
Tiếp cận văn hóa qua nhân học biểu tượng |
3 |
|
|
|
|
2 |
LSC221 |
Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa |
3 |
|
|
|
|
3 |
VDG231 |
Văn hóa dân gian Việt Nam |
3 |
|
|
|
|
4 |
NVP 331 |
Truyện thơ Nôm Việt Nam thời trung đại |
3 |
|
|
|
|
5 |
EWL221 |
Ảnh hưởng một số trào lưu văn học phương Tây hiện đại đến văn học Việt Nam |
3 |
|
|
|
|
III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
18 |
|
|
|
|
||
Kiến thức bắt buộc |
6 |
|
|
|
|
||
1 |
VCL331 |
Văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại |
3 |
|
|
|
|
2 |
VHT331 |
Tiếp cận văn xuôi Việt Nam hiện đại từ phương pháp tiểu sử |
3 |
|
|
|
|
Kiến thức tự chọn (4/9 HP) |
12 |
|
|
|
|
||
1 |
PVH331 |
Phê bình văn học, nghệ thuật trên báo chí |
3 |
|
|
|
|
2 |
VVH331 |
Vận dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí |
3 |
|
|
|
|
3 |
COL221 |
Ứng dụng văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam |
3 |
|
|
|
|
4 |
RIL221 |
Giải mã ngôn ngữ trong văn chương |
3 |
|
|
|
|
5 |
PVP331 |
Nâng cao năng lực tiếng Việt trong giảng dạy ngữ văn ở trường phổ thông |
3 |
|
|
|
|
6 |
RLC331 |
Văn học địa phương trong chương trình phổ thông từ góc nhìn địa văn hóa |
3 |
|
|
|
|
7 |
PCV331 |
Phong trào Thơ Mới và việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam |
3 |
|
|
|
|
8 |
BVD331 |
Bảo tồn văn hóa địa phương qua hoạt động nghiên cứu khoa học |
3 |
|
|
|
|
9 |
ULV331 |
Ứng dụng lí luận văn học hiện đại vào giảng dạy tác phẩm văn học |
3 |
|
|
|
|
Thực tế, thực tập, thực hành |
6 |
|
|
|
|
||
1 |
|
Thực tế chuyên môn |
3 |
|
|
|
|
2 |
|
Thực tập |
3 |
|
|
|
|
IV. BÁO CÁO (ĐỒ ÁN) TỐT NGHIỆP THẠC SĨ |
09 |
|
|
|
|
||
|
|
Báo cáo (đồ án) tốt nghiệp |
09 |
|
|
|
|
4. Đối tượng và điều kiện, hình thức tuyển sinh
4.1. Đối tượng và điều kiện tuyển sinh
Đối tượng và điều kiện tuyển sinh: Tuân theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ GD&ĐT (Điều 5 - Thông tư 23/TT-BGDĐT, ngày 30/8/2021); Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của ĐHTN; Đề án tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Khoa học
Bảng 4.1. Danh mục ngành phù hợp được dự tuyển ngay
TT |
Tên ngành (Theo Thông tư Số: 24/2017/TT-BGDĐT) |
Mã ngành |
1 |
Văn học |
7229030 |
2 |
SP Ngữ văn |
7140217 |
3 |
Sáng tác văn học |
7220110 |
4 |
Ngôn ngữ học |
7229020 |
5 |
Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam |
7220101 |
Bảng 4.2. Danh mục các ngành phù hợp phải hoàn thành việc học bổ sung trước khi dự tuyển
TT |
Tên ngành (Theo Thông tư Số: 24/2017/TT-BGDĐT) |
Mã ngành |
1 |
Hán - Nôm |
7220104 |
2 |
Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam |
7220112 |
3 |
Việt Nam học |
7310630 |
4 |
Ngôn ngữ Anh |
7220201 |
5 |
Ngôn ngữ Nga |
7220202 |
6 |
Ngôn ngữ Pháp |
7220203 |
7 |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
7220204 |
8 |
Ngôn ngữ Đức |
7220205 |
9 |
Ngôn ngữ Tây Ban Nha |
7220206 |
10 |
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha |
7220207 |
11 |
Ngôn ngữ Italia |
7220208 |
12 |
Ngôn ngữ Nhật |
7220209 |
13 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc |
7220210 |
14 |
Quốc tế học |
7310601 |
15 |
Đông Phương học |
7310608 |
16 |
Đông Nam Á học |
7310620 |
17 |
Trung Quốc học |
7310612 |
18 |
Nhật Bản học |
7310613 |
19 |
Hàn Quốc học |
7310614 |
20 |
Australia học (Thái Bình Dương học) |
7310607 |
21 |
Châu Á học |
7310602 |
22 |
Triết học |
7229001 |
23 |
Lịch sử |
7229010 |
24 |
Văn hoá học |
7229040 |
25 |
Lí luận, lịch sử và phê bình sân khấu |
7210221 |
26 |
Biên kịch sân khấu |
7210225 |
27 |
Lí luận, lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình |
7210231 |
28 |
Biên kịch điện ảnh - truyền hình |
7210233 |
29 |
Báo chí |
7320101 |
30 |
Truyền thông |
7320105 |
31 |
Báo chí và Truyền thông |
73201 |
32 |
Quan hệ công chúng |
7320108 |
33 |
SP Lịch sử |
7140218 |
34 |
SP Địa lý |
7140219 |
Bảng 4.3. Danh mục các môn bổ sung kiến thức cho đối tượng ngành phù hợp phải hoàn thành việc học bổ sung trước khi dự tuyển
TT |
Tên môn học |
Số tín chỉ |
1 |
Dẫn luận ngôn ngữ |
3 |
2 |
Văn học Việt Nam trung đại |
2 |
3 |
Văn học Việt Nam hiện đại |
3 |
4 |
Lí luận văn học |
3 |
|
Cộng |
11 |
4.2. Hình thức tuyển sinh:
- Thi tuyển;
- Xét tuyển;
- Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển
(Theo Đề án tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Khoa học).