Thông tin tuyển sinh Thạc sĩ Văn học Việt Nam


THÔNG TIN TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

I. Thông tin chung

Chuyên ngành đào tạo: VĂN HỌC VIỆT NAM (Vietnamese Literature)

Chương trình đào tạo:    - Định hướng nghiên cứu

                                        - Định hướng ứng dụng

Mã chuyên ngành: 60 22 01 21

Ngành: Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Vietnamese Language and Culture)

Bậc đào tạo: Thạc sĩ

Thời gian đào tạo: 2 năm

Tên văn bằng: Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam  (Master of Arts in Vietnamese Language and Culture)

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm:      

II. Mục tiêu đào tạo

Chương trình Thạc sĩ Văn học Việt Nam cung cấp kiến thức nâng cao về văn học dân gian, trung đại, hiện đại và đương đại của Việt Nam, phát triển kỹ năng nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học Việt Nam dựa trên các lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại của thế giới. Qua đó, chương trình nâng cao năng lực cho các giáo viên, nhà quản lý văn hóa và những người làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật, xuất bản và báo chí, truyền thông.

*Về kiến thức:

Cung cấp kiến thức văn học Việt Nam ở bậc cao, chưa được dạy ở chương trình Cử nhân, đồng thời, cung cấp các phương pháp nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại như thi pháp học, văn học so sánh và nghiên cứu văn hóa. Văn học Việt Nam nói chung và văn học địa phương nói riêng được tìm hiểu từ góc độ liên ngành với những lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, triết học và du lịch.

*Về kĩ năng:

Học viên được rèn luyện tư duy phản biện, kĩ năng nghiên cứu khoa học và năng lực ứng dụng các phương pháp nghiên cứu văn học vào giảng dạy văn học Việt Nam ở trường phổ thông cũng như ứng dụng kiến thức về văn hóa, văn học Việt Nam trong truyền thông, xuất bản, quản lý văn hóa và phát triển du lịch. Ngoài ra, học viên được phát triển khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ. Học viên cũng được trang bị năng lực ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B1 tiêu chuẩn châu Âu.

*Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

Giúp học viên rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức: trung thành với tổ quốc, với nhân dân; có lòng yêu ngành, yêu nghề, không ngừng phấn đấu vươn lên trong khoa học vì sự tiến bộ của bản thân và của tập thể; trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống. 

III. Mô tả khái quát về chương trình đào tạo

Kiến thức chung

1

Triết học

2

Tiếng Anh

Kiến thức cơ sở

1

Phương pháp luận NCKH

2

Tiếp nhận văn học

3

Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa

4

Vấn đề hiện đại hóa văn học Việt Nam

5

Ứng dụng văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam

6

Giải mã ngôn ngữ trong văn chương

7

Ứng dụng các lí thuyết trong nghiên cứu và giảng văn học dân gian Việt Nam

8

Những đặc trưng hệ hình văn học trung đại

9

Văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại

10

Loại hình học tác giả văn học nhà Nho

Kiến thức chuyên ngành

1

Ứng dụng đặc trưng thể loại trong nghiên cứu và giảng dạy các thể thơ dân tộc thời trung đại

2

Văn xuôi Việt Nam hiện đại - một số phong cách nghệ thuật tiêu biểu

3

Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4

Kỹ năng đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông

5

Phong trào Thơ Mới và việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam

6

Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam

7

Khai thác giá trị văn hóa, văn học địa phương trong du lịch

 8

 Văn học địa phương trong chương trình phổ thông

       

Luận văn thạc sĩ

 

IV. Vị trí việc làm

Các học viên cao học tốt nghiệp thạc sĩ về Văn học Việt Nam theo khung chương trình này có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu văn học;

- Giảng dạy văn học Việt Nam nói riêng và văn học nói chung ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa.

- Công tác truyền thông tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

- Công tác biên tập, truyền thông tại các nhà xuất bản và các cơ quan báo chí.

- Quản lý văn hóa, phát triển du lịch tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

- Có cơ sở chuyên môn để thực hiện tiếp chương trình tiến sĩ ngành văn học.

V. Thông tin khác

- Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành, thí sinh liên hệ:

☎ Hotline: TS. Hà Xuân Hương (0348999090); TS. Bùi Linh Huệ (0949.310.642)

- Đường link dẫn đến trang Web của Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

- Facebook của khoa: https://www.facebook.com/nnvh.tnus/

- Thông tin về chương trình đào tạo Thạc sĩ Văn học Việt Nam: http://nnvh.tnus.edu.vn/dao-tao/chi-tiet/chuong-trinh-dao-tao-thac-si-van-hoc-viet-nam 

- Lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam khóa học 2018 – 2020: http://nnvh.tnus.edu.vn/tin-tuc/chi-tiet/le-bao-ve-luan-van-thac-si-chuyen-nganh-van-hoc-viet-nam-khoa-hoc-2018--2020

VI. Đăng ký thi tuyển

- Thời gian thi tuyển: Tháng 4 và tháng 9 hằng năm

- Tổ hợp môn thi tuyển:

* Văn học Việt Nam

* Lí luận văn học

* Tiếng Anh

- Danh mục ngành, chuyên ngành đúng/ phù hợp, ngành gần, ngành khác với ngành, chuyên ngành đăng kí dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ và các học phần bổ sung kiến thức

Ngành/

CN đào tạo thạc sĩ

Ngành tốt nghiệp đại học

Ngành đúng/phù hợp

Ngành gần

Ngành khác

Tên ngành

HP bổ sung bậc ĐH

Tên ngành

HP bổ sung bậc ĐH

   

Văn học Việt Nam,

mã số

8220121

(thuộc lĩnh vực

 Nhân văn)

1.Văn học

2.SP Ngữ văn

3. Lí luận và phương pháp dạy văn

4. Sáng tác văn học

5. Ngôn ngữ học

 

Không

1. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam gồm những nội dung chủ yếu sau: Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam; Viết văn; Hán - Nôm; Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam; Việt Nam học…

2. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài gồm những nội dung chủ yếu sau: Tiếng Anh; Tiếng Nga; Tiếng Pháp; Tiếng Trung Quốc; Tiếng Đức; Tiếng Tây Ban Nha; Tiếng Bồ Đào Nha; Tiếng Italia; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn Quốc; Quốc tế học; Đông Phương học; Đông Nam Á học; Trung Quốc học; Nhật Bản học; Hàn Quốc học; Ôtxtrâylia học, Châu Á học…

3. Nhân văn khác gồm những nội dung chủ yếu sau: Triết học; Lịch sử; Văn hoá học; Lí luận và phê bình sân khấu, Biên kịch sân khấu, Lí luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Báo chí, Truyền thông,  Báo chí và truyền thông, Quan hệ công chúng và Truyền thông, SP Văn – Địa,  SP Văn –Sử.

1. Văn học dân gian (2 TC)

2. Văn học Việt Nam trung đại (2 TC)

3. Văn học Việt Nam hiện đại (2 TC)

4. Nguyên lý lý luận văn học (2 TC)

 

Dân tộc học; Xã hội học;  Lao động xã hội, Công tác lao động; Công tác phụ nữ

 

1. Văn học dân gian (2 TC)

2. Văn học Việt Nam trung đại (2 TC)

3. Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945 (2 TC)

4. Văn học Việt Nam  từ 1945 đến 1975 (2 TC)

5. Nguyên lý lý luận văn học (2 TC)

 

 

 

Tìm hiểu thêm tại website Khoa Ngôn ngữ Văn hóa, TNUS: http://nnvh.tnus.edu.vn/

 


Bài viết khác