Tết Nguyên Đán của người Việt Nam ở Lào


Tết Nguyên Đán là một dịp lễ mừng năm mới theo lịch âm quan trọng nhất đối với dân tộc Việt Nam.  Người dân Việt Nam tại Lào dù ở xa quê hương nhưng họ vẫn luôn quan niệm Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng và lớn nhất trong năm với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đây là ngày gia đình, người thân được sum vầy bên nhau, cơ hội để thầy trò, bạn bè thăm hỏi, chúc năm mới bình an.

Đối với người Việt Nam, dịp Tết Nguyên Đán không chỉ mang ý nghĩa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tâm linh và tinh thần văn hoá dân tộc. Đây cũng là dịp để người nông dân Việt bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đến các vị thần như thần Đất, thần Mưa, thần Nước, thần Mặt trời,…với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Trong dịp Tết Nguyên Đán, những người dân Việt trên khắp mọi miền đều hướng về quê hương, gia đình, bản quán. Dù ở đâu, do điều kiện hoàn cảnh khác nhau không về đoàn tụ bên người thân thì những người dân Việt ở nước ngoài cũng không quên ngày Tết Việt và có những hoạt động đón Tết với những cách riêng phù hợp nhưng vẫn thể hiện được sắc màu dân tộc. Đối với người dân Việt đang sinh sống, học tập và công tác tại Lào, ngày Tết Nguyên Đán cũng được được diễn ra với nhiều hoạt động chủ yếu trong 3 ngày từ ngày 01 – 03/01 âm lịch hàng năm.

Dù xa quê hương và những điều kiện chuẩn bị cho Tết truyền thống có những khó khăn nhưngngười Việt Nam ở Lào vẫn cố gắng chuẩn bị mọi thứ theo truyền thống của người Việt Nam, phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Việc thực hiện các nghi lễ, hoạt động trong Tết Nguyên Đán luôn được gắn liền với thực tế đời sống của người dân Việt Nam đã sinh sống tại nơi đây sao cho linh hoạt, thích nghi mà vẫn thể hiện được những nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Trước 3 ngày Tết, họ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ những thứ đồ cũ không dùng đến trong năm cũ. Họ cũng chuẩn bị tài chính để sắm sửa những đồ dùng mới với ý nghĩa mong một năm mới tất cả những điều không tốt của năm cũ đều được xóa bỏ, đón chào những cái mới, cái may mắn trong một năm sắp đến.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ trong một năm đã qua. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời. Đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.

Lễ ông Công ông Táo

Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa Tết của người Việt. Hàng năm cứ vào khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết,  mọi trong gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh tét, bánh chưng. Tuy hình dáng bánh khác nhau có thể là hình vuông hoặc hình ống tròn nhưng nguyên liệu làm bánh thì hoàn toàn giống nhau. Lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh. Bánh chưng cũng tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt. Khi gói bánh chưng chính cũng là lúc nhớ về nguồn cội của mình.  Mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ đã qua và hy vọng về một năm mới vuông vức tròn đầy. Những chiếc bánh tét càng tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.

Bánh tét bánh chưng

Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ. Đó cũng là hoạt động thiêng liêng mang ý nghĩa để lại hết những điều xấu, không may của năm cũ để chào đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được thực hiện ở ngoài trời. Các gia đình thường tổ chức lễ cúng cùng mâm cơm và mời bạn bè tham gia ăn uống vui vẻ để đón giao thừa.

Tổ chức đón giao thừa

Thời khắc giao thừa kết thúc, bước sang một năm mới, gia chủ thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất. Đó phải là những người hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với mong muốn một năm mới mọi điều đều thuận lợi, tốt đẹp. Vào sáng sớm hôm sau tức sáng mồng 1 Tết, người Việt thường đi hái lộc đầu năm với mong muốn mang rước lộc về nhà để đón một năm mới thật nhiều may mắn.

Ngày mùng 1 Tết là ngày mọi người thường thắp hương để tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Lễ vật thắp hương cũng có mâm ngũ quả, xôi, gà, hoa quả, bánh kẹo và sản vật của địa phương đang sinh sống. Nhiều gia đình còn đi tảo mộ trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết để thể hiện lòng hiếu kính của mình với người đã khuất. Đây cũng là dịp để cả gia đìnhhọ hàng nhớ về cội nguồn, tri ân người đã khuất và cầu xin tổ tiên phù hộ gia đình năm mới được bình an.

Ngày mùng 2  mọi người trong gia đình đều tập trung ở nhà để cúng bái tổ tiên, chúc Tết ông bà, cha mẹ. Sau đó, họ sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm cùng gia đình và họ hàng dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhân dịp năm mới. Mọi người đều tươi cười, cởi mở dành cho nhau những niềm vui và hào hứng chào đón một năm mới may mắn, hạnh phúc.

Lễ cúng tổ tiên

Mùng 3 là ngày mọi người thường đi thăm chúc Tết họ hàng và tặng lì xì cho các trẻ con của chủ nhà. Sau đó, họ ăn uống, vui chơi cùng chủ nhà và dành những lời chúc tốt đẹp cho gia chủ.

Trong ngày Tết, người Việt Nam sẽ lựa chọn để mặc những bộ quần áo đẹp nhất và màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là màu đỏ. Họ quan niệm rằng, màu đỏ thể hiện cho sự vui tươi và may mắn trong năm mới. Ngoài việc dành cho nhau những lời chúc tốt lành, người dân cũng đến thăm các ngôi chùa để cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc.

Đi chùa để Tết để cầu bình an và sung túc cho năm mới.

Mặc dù đón Tết Nguyên Đán ở Lào nhưng người Việt tại đây vẫn luôn háo hức và tràn ngập niềm vui, niềm tự hào về ngày tết truyền thống của dân tộc với nhiều hoạt động văn hóa mang sắc màu dân tộc Việt. Đó là một trong những nét văn hóa độc đáo và đáng trân trọng của người Việt Nam.

 

Manichan KEOVONGSACK (Văn học K17)


Bài viết khác