GIẢNG VIÊN KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI HỌC THUẬT ERASMUS+ TẠI TÂY BAN NHA


Chương trình trao đổi học thuật quốc tế Erasmus+ KA171 Project là một  trong những dự án của Liên minh châu Âu nhằm hỗ trợ cho các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trao đổi quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và kết quả nghiên cứu cũng như tăng cường hợp tác và hiểu biết về văn hoá giữa  giữa các trường đại học, viện nghiên cứu của Châu Âu và các nước thành viên tham gia.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và Đại học Valladolid, Tây Ban Nha, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế - Trưởng Bộ môn tiếng Anh - Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá đã nộp hồ sơ ứng tuyển và được lựa chọn là một trong mười lăm giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia tham gia Chương trình trao đổi học thuật của dự án Erasmus+ K171 Academic Staff Mobility tại Trường Đại học Valladolid, Tây Ban Nha từ ngày 14/4 đến ngày 19/4/2024.

Các giảng viên, nhà nghiên cứu tham gia chương trình Trao đổi học thuật tại Trường Đại học Valladolid, Tây Ban Nha.

Chuyến đi này không chỉ là một cơ hội để các giảng viên, nhà nghiên cứu khám phá văn hóa và giáo dục của một quốc gia mới mà còn là dịp để trao đổi và học hỏi từ các đồng nghiệp quốc tế. Trong suốt thời gian tham gia chương trình, các giảng viên đã được tham quan các Trường, Khoa và cơ sở giáo dục tại Đại học Valladolid và dự giờ thăm lớp các giảng viên của Khoa Giáo dục (Bộ môn Tiếng Anh và Bộ môn Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ) để hiểu rõ hơn về phương pháp giảng dạy và môi trường học tập ở Tây Ban Nha.

 Hoạt động tham dự giờ giảng học phần Tiếng Anh 3 của Bộ môn Tiếng Anh -  Khoa Giáo dục.

Tham gia dự giờ tiết học Thiết kế chương trình giảng dạy ngoại ngữ - Bộ môn Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ - Khoa Giáo dục.

Thảo luận nhóm giữa giảng viên Tiếng Anh của 3 trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Đại học Valladolid và Trường Đại học Sư phạm Armenia

Một trong những hoạt động thường xuyên khác trong đợt công tác là những buổi thảo luận nhóm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ và phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Các giảng viên đã có cơ hội thảo luận với các đồng nghiệp quốc tế về hệ thống giáo dục của ba quốc gia: Việt Nam, Tây Ban Nha và Armenia. Những cuộc thảo luận nhóm này là nơi các giảng viên chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ các mô hình giáo dục khác nhau về xây dựng chương trình đào tạo, phát triển tài liệu giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá về ngoại ngữ…

Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi chuyên môn về học thuật, các giảng viên còn tham gia các buổi thảo luận về các cơ hội hợp tác quốc tế trong trao đổi giảng viên, và nghiên cứu về ngoại ngữ. Việc xây dựng một mạng lưới liên kết với các đối tác quốc tế là một bước quan trọng trong việc mở rộng tầm nhìn và cơ hội cho sinh viên và giảng viên của các trường.

Cũng trong đợt công tác này, ba cán bộ giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đang tham gia chương trình trao đổi học thuật ngắn hạn, trao đổi sinh hệ đại học ngành Công tác xã hội (Ma Thị Phương) và nghiên cứu sinh ngành Toán (Đặng Thị Ngoan) đã có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và tham quan du lịch cùng nhau, tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ tại xứ sở bò tót.

Giảng viên và sinh viên Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên gặp mặt tại xứ sở bò tót

Chương trình trao đổi học thuật quốc tế Erasmus+ KA171 Project tại Đại học Valladolid, Tây Ban Nha mang lại ý nghĩa lớn về mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với giảng viên và sinh viên đến từ các nước. Hy vọng rằng những kinh nghiệm và kiến thức thu được từ chương trình này sẽ góp phần phát triển chuyên môn của bản thân các giảng viên và sinh viên tham gia, cũng như tạo động lực cho phong trào học tập và giảng dạy ngoại ngữ tại nhà trường ngày càng phát triển.

                                                                                                              Khoa Ngôn ngữ và Văn Hóa TNUS


Bài viết khác