Tóm tắt Một người Hà Nội ngắn nhất


1. Tóm tắt tác phẩm Một người Hà Nội siêu ngắn mẫu 1

Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Quê bố ở thành phố Nam Định nhưng thuở nhỏ ông sống ở quê ngoại (xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tính Hưng Yên). Nguyễn Khải là cây bút đa tài, văn phong ông thâm trầm, tinh tế, giàu chất triết lí. Nhân vật cô Hiền - một con người Hà nội cũ nổi bật lên trong tác phẩm. Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong trong từng thời đoạn của đất nước. Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh: "vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều", theo cô "chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá"… Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và "đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những điều đàm tểu của thiên hạ"… Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ", biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: "tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn sống bám vào sự hy sinh của bạn. Nó dám đi cúng là biết tự trọng"…‘Tôi” là một người rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội. Từng sống gắn bó với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường hiện thực của đất nước, tôi đã cảm nhận và khám phá nhiều vẻ đẹp của Hà Nội, con người Hà Nội. Năm 1955, khi cùng đồng dội về tiếp quản Thủ đô, “tôi” còn trẻ lắm, mới hăm bốn, hăm lăm “cái xuân xanh”, “tôi” thấy Hà Nội thật đẹp ở cái vẻ ngoài rực rỡ, náo nhiệt với bao nhiêu “phố phường” lung linh “ánh điện”. Khi đã có tuổi, “tôi” lại thấy Hà Nội đẹp ở vẻ trầm mặc, cổ kính. Từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đúng dịp giáp Tết, nhìn một người “thuần tuý Hà Nội” đang lau đánh cái bát bày thuỷ tiên mà thấy “Tốt quá; Hà Nội quá !....”. “Tôi” còn thấy Hà Nội đẹp ở sức sống bên trong mãnh liệt, trường tồn như cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn... Và với “tôi”, tình yêu Hà Nội niềm say mê lớn nhất với Hà Nội là những con người Hà Nội hào hoa, có bản lĩnh văn hoá, những người “mặc cái áo quá chật”, lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội”, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Hà Nội. (nhân vật cô Hiền).

2. Tóm tắt tác phẩm Một người Hà Nội ngắn nhất mẫu 2

Tác giả Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, băt đầu được chú ý từ tiểu thuyết "Xung đột". Trước Cách mạng, sáng tác của Nuyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc (1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972),… và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973)… Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)…Cô Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội nổi lên với phẩm chất đặc biệt. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thi trường, cô Hiền vẫn là "một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”. Người kể chuyện xưng “tôi” là một kiểu người kể chuyện được nhân vật hoá, một trong những đặc điểm quen thuộc của văn xuôi Nguyễn Khải. Là nhân vật, anh ta không nhất thiết có cùng quan điểm về đời sống với tác giả. Nhưng ở các sáng tác thuộc giai đoạn sau 1978 của Nguyễn Khải, nhân vật này mang nhiều nét “cái tôi tác giả” , cái “tôi tự truyện”. Sự hiện diện của nhân vật “tôi” trong tác phẩm góp phần tạo dựng một không khí giao tiếp tin cậy và cởi mở với người đọc. Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, hình ảnh người kể chuyện là một nhân vật sắc nét của tác phẩm.

3. Tóm tắt tác phẩm Một người Hà Nội ngắn nhất mẫu 3

Nguyễn Khải là một nhà văn nổi tiếng giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Gắn liền với tên tuổi của ông là những tác phẩm để đời như: Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972),… và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973). Trong đó tác phẩm Một người Hà Nội là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Tác phẩm nói về nhân vật cô Hiền một người Hà Nội đặc trưng. Tác giả cũng thật có “duyên” với cách kể chuyện của mình. Thiên về kể, ít tả và kể bằng phân tích, bình luận, kể bằng những gì mình đã chứng kiến, trải qua, đã nghiệm thấy ... Nhân vật “tôi” là “đồng chí Khải” là “anh Khải” (đích danh tác giả) nhưng cũng có thể hiểu là một người nào đó được phân vai người kể chuyện... Dù hiểu theo “vai” nào, tác giả đã làm tăng tính chân thật, sức hấp dẫn cho câu chuyện và hơn thế, người đọc có dịp được đối diện, đối thoại và hiểu sâu sắc hơn về nhà văn lớn Nguyễn Khải.


Bài viết khác