Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Tây tiến (Quang Dũng)


I.GIỚI THIỆU CHUNG:

1.TÁC GIẢ (Khi làm bài tránh sự đơn điệu nên viết tác giả đa dạng như: Nhà thơ, thi sĩ, ông, tác giả, thi sĩ họ Bùi, người nghệ sĩ đa tài, tác giả của “Đôi mắt người Sơn Tây”…, nhà thơ của xứ Đoài mây trắng)

-Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, soạn  nhạc, vẽ tranh. Ở lĩnh vực nào cũng có thành tựu đáng kể. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Ta thường thấy trong thơ ông có cả nhạc và họa

 NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC GIẢ:

-Cái đẹp nhất , say người nhất trong thơ ông chính là sự hài hòa giữa hiện thực và lí tưởng, giữa cái bi và cái tráng, giữa cảnh và tình, giữa xứ Đoài quê ông với mọi miền quê, giữa mộc mạc  chân quê với tài hoa lãng mạn, giữa “thơ – nhạc-họa”.

-Có lẽ trong thơ kháng chiến thời hiện đại kể từ 1945 đến gần hết tk 20, hình tượng người lính cùng với thi ca đã đi hết chiều dài thời gian của thế kỉ như là một nhân vật huyền thoại đầy bi tráng của thời đại. Nhưng trong nền thơ kháng chiến, có thể nói chưa thi sĩ nào miêu tả người lính đậm chất yêng hùng, hào hoa, phóng khoáng, ngang tàng, lãng mạn như Quang Dũng, rất lính mà cũng rất nghệ sĩ.

1.TÁC PHẨM:

a/HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:-Được sáng tác 1948 tại Phù Lưu Chanh, khi:

  • Nhà thơ Quang Dũng đã rời xa đơn vị Tây Tiến của mình một thời gian. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gin hoạt động ở Lào trở về thành lập Trung đoàn 52 do Quang Dũng làm đại đội trưởng. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. àNhư vậy, bài thơ được viết qua những hoài niệm , bằng tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi.
  • 1948 –năm tháng khốc liệt, rực lửa của cm VN. Hào khí quyết chiến quyết thắng của thời đại đã thổi vào thơ ca VN, tràn vào tâm hồn lãng mạn của QD để ông viết lên TT – đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện không chỉ của riêng QD mà còn của cả nền vhVN thời chống Pháp.

NHẬN ĐỊNH: Không giống như những bài thơ khác được ghi lại  ngay sau các sự kiện lịch sử, Tây Tiến chỉ đơn thuần là những kỉ niệm  riêng của Quang Dũngvề một thời gian khổ mà hào hùng. Vì vậy, tính thời sự chỉ mất đi chút ít, nhưng tính trữ tình lại được đong đầy, chân thật, xúc động!

b/ĐOÀN QUÂN TÂY TIẾN

-Đơn vị Tây Tiến thành lập vào năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào, nhằm đánh tiêu hao lực lượng địch ở Thượng Lào, hỗ trợ cuộc kháng chiến

c/ĐÁNH GIÁ:

-Tây Tiến là kiệt tác của đời thơ Quang Dũng, thể hiện xuất sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, và xứng đáng là kiệt tác của cả nền văn học chống Pháp.

– Tây Tiến được ví như hạt muối bể được kết tinh từ chân tài nghệ thuật và chân tâm của người nghệ sĩ với hiện thực cuộc kháng chiến vĩ  đại của dân tộc.

– Tây Tiến là đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, không chỉ với ông mà là của  cả nền thơ ca kháng chiến. Ở vị trí mở đầu, ít có bài thơ nào thay thế được, và cũng không ai ghen tị với nó được.(Phong Lê)

-Có người gọi Tây Tiến là “nghiệp chướng vinh quang” của đời thi sĩ.

-Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến. Như vậy “một đối chứng” để khẳng định những gì  không nên có trong thơ K/c, nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến, của tiếng thơ bi tráng của một nền thơ”. (Lương Duy Cán)

a-Dẫn dắt: Qua rồi những gì còn sót lại của một thời khói lửa đạn bom, nhân chứng sống duy nhất mà muôn đời ta nâng niu không gì khác ngoài trang sách mỏng. Và nếu tiếng nói của nhà thơ đủ tầng lửa trải nghiệm trong thơ và trong đời, xây bồi bức tượng đài người lính oai hung đầy chân xác hẳn không ai khác ngoài QD – chàng thi sĩ xứ Đoài mây trắng với bài thơ TT.

II.PHÂN TÍCH:

1.BỐ CỤC:

-Đoạn 1 (14 câu đầu): qua nỗi nhớ da diết của tác giả, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong cuộc hành quân gian khổ trên nền của bức tranh thiên nhiên miền Tây hung vĩ mà dữ dội.

-Đoạn 2 (câu 15- 22) :những kỉ niệm  tuyệt đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.

-Đoạn 3 (từ câu 23 -30):Chân dung người lính Tây Tiến và sự hy sinh bi tráng của họ.

-Đoạn 4 (4 câu cuối): Tình cảm của tác giả khi phải  rời xa đơn vị, nguyện lòng mình sẽ mãi gắn bó với Tây Tiến và mảnh đất miền Tây.

2.ĐOẠN 1:

Hai câu đầu là cảm xúc chủ đạo của bài thơ: mang cái bang khuâng, hoài niệm để gọi về những gì thân thuộc đáng nhớ nhất nơi tâm tưởng nhà thơ về một thời TT.

            “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

                                    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

* Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh “Sông Mã”

-LIÊN HỆ SO SÁNH: Nếu sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” chia đôi bờ tả ngạn và hữu ngạn, vùng tự do và vùng bị chiếm đóng để mở đầu cho “nỗi xót xa như rụng bàn tay” của nhà thơ Kinh Bắc Hoàng Cầm, thì dòng sông Mã mở chiếc van cảm xúc cho thi sĩ của xứ Đoài mây trắng.

+Sông Mã là một con sông bắc ngang hai đất nước Việt –Lào. Duy chỉ có con sông này khai sinh và kết thúc ở nước ta nhưng nó có một chặng đường dài vẫy vùng trên nước bạn Lào. Con sông như một chứng nhân của những chặng đường  hành quân gian khổ. Như vậy, không phải ngẫu nhiên mà nó trở thành địa danh đầu tiên được có mặt trong nỗi nhớ của Quang Dũng.

+ Sông Mã chỉ mới nghe tên thôi ta đã cảm nhận được trong nó cái cuộn xiết, mạnh mẽ, như ngựa phi nước đại mở đầu bài thơ như hé lộ cho người đọc những trang oai hùng của đoàn binh Tây Tiến.

+Địa danh “Sông Mã” được nồi liền với tên binh đoàn Tây Tiến và không gian rừng núi đã mở ra khoảng cách địa lí xa xôi, vời vợi, mà nỗi nhớ thì luôn thường trực trong tâm trí (Có khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ). Từ một dòng chảy địa lí trở thành địa chỉ của nhớ thương!

– Tây Tiến – từ một đơn vị trở thành miền kí ức. Tây Tiến ơi!: tiếng gọi tha thiết, trìu mến, điệp vần “ơi” tạo ra độ ngân, vang động của câu thơ à Nhà thơ cất tiếng gọi TT như gọi người thân yêu, như thức dậy bao kỉ niệm. Theo tiếng gọi ấy, tất cả hiện ra trong nỗi nhớ. tiếng gọi cất lên từ tâm tưởng, những dội âm từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại lại dội ngược về quá khứ – cảm giác chênh vênh, chới với trong hiện tại khi nhớ về quá khứ đã qua.

*Chữ “nhớ”:

            +Chữ “nhớ” được lặp lại  đến 2 lần trong một câu thơ 7 chữ, được ngắt nhịp 4/3. 2 chữ nhớ đều rơi vào điểm nhấn của câu thơ đã diễn tả tinh tế những dòng cảm xúc đang dâng trào trong lòng tác giả.

            + “rừng núi” – từ một thực thể vô hồn đã trở thành một phần của tuổi trẻ, tâm hồn người lính.

 *Nhớ chơi vơi:

+Chữ “chơi vơi” đem đến cho người đọc một chút chông chênh, hụt hẫng, một chút lâng lâng khó tả.

+Ta nghe trong tiếng nhớ chơi vơi ấy còn có cả âm hưởng của núi rừng miền Tây tổ quốc.

+Hai vần “ơi” trong từ láy “chơi vơi”đặt ở cuối dòng thơ sau được cộng hưởng với âm “ơi” ở câu đầu tạo được độ dịu nhẹ, lâng lâng mà lan tỏa trong cảm xúc.

+Hai chữ “chơi vơi” dùng ở đây thật đắc địa. Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, đọc lên nghe nhẹ tênh  mà nặng vô cùng, bởi không đo nó được, không cân nó  được, chỉ biết nó lửng lơ,đầy ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết, thương nhớ vô cùng” (Lương Duy Cán).

èBài thơ mở đầu bằng những lời thổn thức của lòng người đã xa TT, đang sống trong hoài niệm.

Những câu thơ tiếp theo đưa tác giả và người đọc từ thực tại trở về cùng kỉ niệm để sống trọn vẹn với TT, qua những cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn binh TT, từ đó ta thấy được bức tranh thiên nhiên miền TB hùng vĩ, thơ mông, nhưng cũng khắc ghiệt vô cùng, và phần nào cảm nhận được tâm hồn, phẩm chất của người lính TT:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

-Vùng núi Tây Bắc hóa thân thành những địa danh Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Lai Châu, Pha Luông..: xa lạ với người đọc  chúng ta nhưng đivào câu thơ Quang Dũng thật tự nhiên. Có lẽ với đại đội trưởng Quang Dũng  thì các địa phương trong địa bàn hành quân của đoàn quân Tây Tiến đã trở nên vô cùng quen thuộc. Và riêng với người lính TT, những địa danh ấy ñöôïc nhaéc ñeán khoâng chæ gôïi leân bao thöông nhôù vôi ñaày maø coøn ñeå laïi nhieàu aán töôïng veà söï xa xoâi, heo huùt, hoang daõ, thaâm sôn cuøng coác,…/ Noù gôïi trí toø moø vaø haùo höùc được khám phá những vùng đất mới cuûa nhöõng chaøng trai “Töø thuôû mang gươm  đi mở  cõi – Nghìn naêm thöông nhôù ñaát Thaêng Long”(Huỳnh Văn Nghệ).


Bài viết khác