Lí thuyết Tập hợp


I. Khái niệm tập hợp

1. Tập hợp và phần tử

Ví dụ: Dùng kí hiệu \in ,\notin để viết các mệnh đề sau:

a. 4 là số tự nhiên

b. \sqrt{3}không là số hữu tỉ.

Hướng dẫn

a. 4\in \mathbb{N}

b. \sqrt{3}\notin \mathbb{Q}

- Tập hợp là khái niệm cơ bản của toán học, không có định nghĩa.

- Để nói a là một phần tử của tập hợp A, ta viết a\in A, ngược lại a\notin A để nói a không thuộc A

-Một tập hợp có thể được cho bằng cách liệt kê các phần tử của nó hoặc được cho bằng cách nêu tính chất đặc trưng của các phần tử của nó.

- Một phần tử không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu: \varnothing

2. Cách xác định tập hợp

Ta có thể xác định một tập hợp bằng 2 cách:

a. Liệt kê các phần tử của nó.

b. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

Ví dụ: Cho tập hợp B là các nghiệm của phương trình {{x}^{2}}+3x+2=0 được viết là

B:\left\{ x\in \mathbb{R}:{{x}^{2}}+3x+2=0 \right\}Hãy liệt kê các phần tử có trong tập hợp.

Hướng dẫn

Các phần tử có trong tập hợp B=\left\{ -1,-2 \right\}

II. Tập hợp con

Ta gọi A là tập hợp con của B, kí hiệu A\subset B\Leftrightarrow x\in A\Rightarrow x\in B

Ví dụ:

Toán 10 Bài 2: Tập hợp

III. Tập hợp bằng nhau

Khi A\subset B và B\subset A ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là A=B. Như vậy:

A=B\Leftrightarrow \forall x:x\in A\Leftrightarrow x\in B


Bài viết khác