Lí thuyết Hàm số


1. Định nghĩa hàm số và tập xác định của hàm số

- Giả sử có hai đại lượng x, y trong đó x nhận giá trị thuộc tập số D.

Định nghĩa hàm số: Nếu với mỗi giá trị x thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực \mathbb{R} thì ta có một hàm số.

+ Ta gọi x là biến số, y là hàm số của x

+ Tập hợp D được gọi là tập xác định của hàm số

- Tập xác định của hàm số y=f\left( x \right) là tập tất cả các số thực x sao cho biểu thức f\left( x \right) có nghĩa.

Ví dụ: Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a. y=f\left( x \right)=\sqrt{2x-3}

b. y=f\left( x \right)=\frac{5}{{{x}^{2}}-3x+2}

Hướng dẫn

a. Điều kiện xác định của hàm số là: 2x-3\ge 0\Leftrightarrow x\ge \frac{3}{2}

Vậy tập xác định của hàm số là: D=\left[ \frac{3}{2},+\infty \right]=\mathbb{R}\backslash \left( -\infty ,\frac{3}{2} \right)

b. Điều kiện xác định của hàm số là: {{x}^{2}}-3x+2\ne 0\Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( x-2 \right)\ne 0\Leftrightarrow x\ne 1,x\ne 2

Vậy tập xác định của hàm số là: D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 1,2 \right\}

2. Đồ thị của hàm số

- Đồ thị của hàm số y=f\left( x \right) xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm M\left( x;f\left( x \right) \right) trên mặt phẳng tọa độ với mọi x thuộc D.

- Đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b có dạng là một đường thẳng.

- Đồ thị của hàm số bậc hai y=a{{x}^{2}} là một đường parabol

- Ta có thể nói y=f\left( x \right) là phương trình của một đường. Ví dụ: y=ax+b là phương trình của một đường thẳng.

3. Sự biến thiên của hàm số

- Hàm số y=f\left( x \right) gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng \left( a,b \right) nếu

\forall {{x}_{1}},{{x}_{2}}\in \left( a,b \right):{{x}_{1}} < {{x}_{2}}\Rightarrow f\left( {{x}_{1}} \right) < f \left( {{x}_{2}} \right)

- Hàm số y=f\left( x \right) gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng \left( a,b \right) nếu

\forall {{x}_{1}},{{x}_{2}}\in \left( a,b \right):{{x}_{1}}<{{x}_{2}}\Rightarrow f\left( {{x}_{1}} \right)>f\left( {{x}_{2}} \right)

4. Tính chẵn lẻ của hàm số

a. Hàm số chẵn, hàm số lẻ

- Hàm số y=f\left( x \right) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu

\forall x\in D thì -x\in D  và f\left( -x \right)=f\left( x \right)

- Hàm số y=f\left( x \right) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu

\forall x\in D thì -x\in D và f\left( -x \right)=-f\left( x \right)

5. Đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ

- Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng

- Đồ thị của một hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng


Bài viết khác