Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 11


  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:         

    Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

    Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe… Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 27)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biệp pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống.Nêu rõ lí do tại sao.

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn được gợi ở phần Đọc hiểu.

 

 

 

 

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Đang tải...

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Từ đó nhận xét về phong cách thơ Tố Hữu.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, Sđd, tr.111)

……Hết……

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:…………………………………….Số báo danh…………………


HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI  THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

Năm học: 2019– 2020

  1. LƯU Ý CHUNG:
  2. Giám khảo cần nắm vững nội dung trình bày trong bài làm đề đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm.
  3. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ.
  4. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
  5. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM:

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận 0.5
2  Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử:

 

– 1 số người :chấp nhận và lau sạch nó.

– Đa số:  nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

 

 

 

0.5

 

3 Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…
– Tác dụng:+ cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.

 

+ Gây ấn tượng,tạo sức truyền cảm ….

0.25

 

 

0.5

 

 

0.25

   
4  Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức. 1.0
II   LÀM VĂN  
  1       Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn được gợi ở phần Đọc hiểu. 2.0
    a.  Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập  luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:

 

–  Giới thiệu vấn đề

–  Giải thích vấn đề: Thay đổi là sự chuyển biến, sự chuyển biến của bản thân, của người khác, hay của xã hội, chuyển biến về mặt vật chất hoặc tinh thần, sự chuyển biến tích cực; chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt là chấp nhận hiện tại đang xảy ra, biết quên những điều làm ta đau khổ; cuộc sống mới mẻ là cuộc sống đã hoàn toàn khác.

=> Ý cả câu: muốn có cuộc sống mới mẻ, tiến bộ, con người phải chấp nhận mọi sự thay đổi.
-Bình luận, phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
+Vì sao Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn:
++ Thay đổi là một quá trình mà mọi thứ xảy ra không lặp lại chu trình tuần hoàn của ban đầu. Nó diễn ra liên tục, mọi nơi, mọi thời điểm, đòi hỏi con người cần phải thích ứng nhanh chóng;
++ Không phải mọi thứ thay đổi đều được dễ dàng chấp nhận. Chính tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ…là những rào cản lớn nhất để sự thay đổi khó có thể diễn ra.
++Nhờ có chấp nhận sự thay đổi mà con người trở nên năng động, sáng suốt để tìm ra hướng đi mới, cách làm mới phù hợp với sự tiến bộ của xã hội, làm cho cuộc sống của mình và của mọi người sẽ trở nên mới mẻ, tốt đẹp hơn.
+ Bàn bạc mở rộng: chấp nhận sự thay đổi nhưng phải có lập trường vững vàng, tránh bị dao động, lung lay tư tưởng để chạy theo sự thay đổi với chiều hướng xấu. Cũng cần phê phán những người có thái độ cực đoan bảo thủ, không biết chấp nhận sự thật…
–  Kết thúc vấn đề : đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Là tuổi trẻ, mỗi người phải hiểu được giá trị của sự thay đổi. Để từ đó, xác định cho mình thái độ sống tích cực, lạc quan, tin tưởng.

1.0
    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận 0.25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu theo quy tắc 0.25
  2       Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

 

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Từ đó nhận xét về phong cách thơ Tố Hữu.

5.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ mở bài, thân bài, kết bài. 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc”; học sinh biết phát hiện và phân tích chi tiết tiêu biểu trình bày theo nhiều cách khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể tham khảo những ý sau:

 

* Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc” và vị trí, nội dung của đoạn thơ (Bức tranh tứ bình)

* Cảm nhận về Bức tranh tứ bình

– Về nội dung:

+ Hai câu đầu:

/  Cách xưng hô mình – ta

/ Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

+ Bức tranh mùa đông ( câu 3,4)

/ Sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.

/ Hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

Bức tranh mùa xuân (câu 5,6 )

/ Màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.

/ Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.

+  Bức tranh mùa hạ (câu 7,8)

/ Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”(Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa.)

/ “Cô em gái” – cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

+  Bức tranh mùa thu (câu 9, 10)

/ Ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.

/ Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

–  Về nghệ thuật:

+  Tám câu thơ có kết cấu đặc biệt với 4 cặp lục bát, cứ một câu nói về thiên nhiên xen kẽ một câu nói về con người  tạo nên bộ tứ bình đặc sắc về cảnh sắc  mùa Việt Bắc.

+  Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ­ được nhà thơ sử dụng rất thành công.

+  Nhịp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng người.

+   Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội họa, âm nhạc đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương đất nước sâu nặng.

* Phong cách thơ Tố Hữu:

– Về nội dung:

+ Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị sâu sắc

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn CM:

– Về nghệ thuật: Thơ tố Hữu mang tính chất dân tộc đậm đà.

+ Về thể thơ:Vận dụng thành công thề thơ lục bát của dân tộc

+ Giọng thơ mang tính chất ân tình, tự nhiên đằm thắm, chân thành

+ Vể ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian….

Lưu ý: HS có thể trình bày đủ hoặc một vài khía cạnh nhưng phải đảm bảo mức độ sâu sắc về vấn đề được trình bày vẫn cho điểm tối đa.

3.75

 

 

 

 

 

 

0.25

 

 

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 
    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận 0.5
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo theo quy tắc 0.25

 


Bài viết khác