ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Mỗi thế hệ đều có vai trò của mình. Có lẽ ông bà không còn phải chịu gánh nặng của cuộc sống mưu sinh như cha mẹ chúng ta, cũng không bị sức ép bởi trách nhiệm phải dạy dỗ ta nên người. Ông bà có sự thông thái và lòng kiên nhẫn của người đã trải nghiệm. Sự nhẫn nại và dịu dàng của người đã đi qua quãng đường dài. Luôn có một đoạn đường mà cha mẹ chúng ta chưa đi qua. Và ông bà ở đó, để yêu thương, nuông chiều và đôi khi làm hư hỏng chúng ta, với một tình yêu vô điều kiện.
… (2) Ông bà chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là dấu gạch nối giữa chúng ta và quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Bạn không nhìn thấy rễ cây, nhưng bạn biết rằng rễ luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy, hãy kính trọng ông bà. Dù gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất kì ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi chào. Với lòng biết ơn.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 19-20) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2).
Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng: Ông bà chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là dấu gạch nối giữa chúng ta và quá khứ?.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra một bài học cho bản thân mình.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của lòng biết ơn.
Câu 2. (5.0 điểm)
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐOC HIỂU | 3.0 | |
1 | Các phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm | 0.5 | |
2 |
– HS chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ:
+ So sánh: Ông bà chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là dấu gạch nối giữa chúng ta và quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. + Điệp từ: ông bà, là, rễ cây… – Hiệu quả: + Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng và tình yêu thương của ông bà đối với con cháu và các thế hệ sau. + Tạo tính hình tượng và sức biểu cảm cho lời văn. |
0.5 | |
3 |
Tác giả cho rằng: Ông bà chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là dấu gạch nối giữa chúng ta và quá khứ. Vì:
– Ông bà là người lớn tuổi và có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống nên luôn yêu thương, bao dung và thấu hiểu mọi điều với con cháu.
Đang tải...
– Ông bà cũng chính là người gắn kết con cháu với quá khứ, với cội nguồn. |
1.0 | |
4 |
HS rút ra một bài học theo ý kiến riêng, có thể theo những hướng sau:
– Hãy yêu thương, kính trọng và biết ơn ông bà của chúng ta. – Tình yêu thương của ông bà, cha mẹ là cội nguồn làm nên sức mạnh cho mỗi người trong cuộc sống. |
1.0 | |
II | LÀM VĂN | 7.0 | |
1 | Viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của lòng biết ơn | 2.0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của lòng biết ơn | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ vềvai trò của lòng biết ơn đối với mỗi người. Có thể theo hướng sau: |
1.0 | ||
– Lòng biết ơn là tình cảm trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác |
dành cho mình, đã giúp đỡ mình.
– Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta, giúp mỗi người sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn và qua đó tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội. – Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu, là đạo lí, là nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. – Phê phán những người không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội nghĩa… – Mở rộng, rút ra bài học. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0.25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 | ||
2 | Cảm nhân về nhân vât Tràng trong đoan trích truyên ngắn Vơ nhăt – Kim Lân | 5.G | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về nhân vật Tràng trong đoạn văn bản. |
0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”và đoạn trích. | 0.5 | ||
* Giới thiệu về nhân vật Tràng: Tràng là một nông dân ngụ cư nghèo khổ, làm nghề kéo xe bò thuê. Gia cảnh Tràng neo đơn, ngoại hình xấu xí, thô kệch, tính tình ngờ nghệch. Trong nạn đói khủng khiếp của năm 1945, hắn bỗng dưng nhặt được vợ. Hắn đưa vợ về nhà giữa những lời xì xầm, ái ngại của những người dân trong xóm ngụ cư. Đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong không gian đặc quánh mùi chết chóc và tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người mất. | 0.5 | ||
* Cảm nhận về nhân vật Tràng ở buổi sáng hôm sau:
– Cảm nhận về nhân vật Tràng: + Tràng với cảm giác sung sướng, hạnh phúckhi có vợ. Sau đêm tân hôn hạnh phúc, chất men say của tình yêu khiến cho Tràng cảm thấy êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ nên việc có vợ đến hôm nay vẫn chưa làm cho hắn hết ngạc nhiên, hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. + Tâm trạng ngạc nhiên ngỡ ngàng của Tràng trước sự đổi thay trong |
2.0 |
chính ngôi nhà của mình. Dưới bàn tay săn sóc của mẹ và vợ Tràng, ngôi nhà rách nát đã trở nênsạch sẽ gọn gàng, trở thành một mái ấm thực sự. Một người vô tâm như Tràng cũng cảm nhận được sự đổi thay kì diệu đó: xung quanh mìnhcó cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.
+ Tràng đã trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, chín chắn trong hành động. Cuộc sống gia đình và hạnh phúc vợ chồng đơn sơ, bình dị đã làm thay đối nhận thức, suy nghĩ của Tràng. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng… Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Tràng đã thực sự trở thành người đàn ông của gia đình, biết lo toan, có trách nhiệm. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo – tình huống nhặt vợ để qua đó thấy được sự thay đổi trong tính cách, tâm trạng của Tràng từ khi có vợ. Đoạn trích đã thể hiện diễn biến tâm lí tinh tế của Tràng ở buổi sáng hôm sau, kết hợp với ngôn ngữ kể, tả mộc mạc, giản dị và cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. |
|||
* Đánh giá về hình tượng nhân vật Tràng
– Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh số phận cùng khổ của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc. Đoạn trích đã diễn tả thành công sự đổi thay trong tâm trạng của nhân vật Tràng: từ bất ngờ, bỡ ngỡ đến hạnh phúc tột cùng; từ ngờ nghệch, vô tâm trở thành người đàn ông trưởng thảnh, có trách nhiệm. – Xây dựng hình tượng nhân vật Tràng, nhà văn đã thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng với khát vọng hạnh phúc của con người để từ đó khẳng định: dù trong tình huống bi thảm tới đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra người. Đây cũng chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. |
0.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0.25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10.0 |