Đề thi số 02 và đáp án - Ngữ văn 12


GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 1, LỚP 12, SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI, NĂM HỌC 2020-2021
 
---------
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: Tự do
2. Hình ảnh “Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật” biểu thị: Em nay đã lớn, đã trưởng thành trong suy nghĩ.
3. Nhân vật trữ tình em bộc lộ tình cảm yêu mến và thái độ thái độ trăn trở với số phận của đất nước.
4. Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn lí giải phù hợp. Tham khảo:
- Đồng tình
- Lý giải:
+ Số phận Tổ quốc luôn là vấn đề thiêng liêng và vô cùng hệ trọng, vì nó liên quan đến số phận của từng công dân của đất nước ấy.
+ Trang thơ và cuộc đời chỉ có thể được gìn giữ, trở nên tươi đẹp nếu Tổ quốc bình yên, và ngược lại.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đất Nước trong tôi
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ được cảm nhận của bản thân về Đất Nước. Có thể theo hướng sau:
- Đất nước là nơi kết tinh văn hóa, là xương máu của bao đời cha ông đã đổ xuống để gìn giữ, dựng xây.
- Đất nước là nơi ta sống, là quê hương, là ông bà, cha mẹ, là những gì thân thuộc nhất, gắn bó nhất của mỗi con người.
- Đất nước là nơi hun đúc, hình thành nên bản sắc của mỗi cá nhân.
- Mỗi chúng ta cần biết yêu đất nước, cần biết cống hiến, hy sinh cho đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ đầu trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh.
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”
b. Cảm nhận đoạn thơ:
- Ở ngay khổ thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã phát hiện ra giữa “sóng” và “em” có những nét tương đồng rất thú vị:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
+ Hai câu thơ đầu nói về những trạng thái đối lập của “sóng”, đó cũng chính là những cung bậc cảm xúc phức tạp, đầy nghịch lí của trái tim người con gái khi yêu:
“Dữ dội và dụi êm
Ồn ào và lặng lẽ…”
Với nghệ thuật đối: “dữ dội” – “dịu êm” / “ồn ào” – “lặng lẽ”, tác giả đã làm nổi bật đặc tính tự nhiên của những con sóng biển muôn đời: Những lúc biển động, bão tố phong ba, biển “dữ dội”, “ồn ào” nhưng khi giông tố đi qua, biển trở lại “dịu êm”, “lặng lẽ”. Chính sự đối lập này làm cho sóng luôn dào dạt, không bao giờ đứng yên. Các tính từ đối lập lại được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”, cho thấy những trạng thái tương phản ấy vẫn luôn thống nhất trong một thực thể, hay nói cách khác, nhờ sự đối lập ấy mà những con sóng mới thực sự là sóng.
Những trạng thái thất thường của sóng gợi liên tưởng đến trái tim người con gái khi yêu. Bởi cũng như sóng, trái tim nhạy cảm của người con gái khi yêu cũng chứa đựng những trạng thái tâm lí đầy mâu thuẫn: lúc vui, lúc buồn; khi mãnh liệt sôi nổi, lúc dịu dàng đằm thắm; khi gần gũi như những con sóng vỗ vào bờ, lúc xa xôi như những con sóng ra khơi... Những trạng thái mâu thuẫn ấy khiến cho tình yêu trở nên cuốn hút, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
+ Tới hai câu sau, sóng được miêu tả trong hành trình từ “sông” ra tới “bể”, cũng giống như tinh yêu người con gái luôn muốn vượt thoát khỏi thứ tình yêu vị kỉ, hẹp hòi để hướng tới một tình yêu cao thượng:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
“Sóng” luôn khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, bình thường. Hianfh trình từ “sông” ra “bể” là hành trình đi từ không gian chật hẹp tới không gian rộng lớn, bao la. Tình yêu của người con gái trong bài thơ này cũng vậy. Tình yêu không dung thứ sự nhỏ nhen, ích kỉ tầm thường. Tình yêu muốn vượt lên trên sự chật hẹp, dù phải đánh đổi, phải hy sinh. Có như vậy mới tìm thấy được tình yêu đích thực.
- Ở khổ thơ thứ hai, Xuân Quỳnh nhận thấy “sóng” cũng như “em” luôn cồn cào khát vọng tình yêu:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Cách so sánh đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” kết hợp với từ “vẫn thế” thể hiện một sự đúc kết về những con sóng: sóng từ ngàn xưa cho tới mai sau vẫn không bao giờ ngừng xao động. Sự vận động không ngừng nghỉ của sóng làm cho biển luôn sống động, trẻ mãi không già. Trái tim người phụ nữ cũng thế, từ xưa đến nay, nó vẫn không ngừng thổn thức, không ngừng khao khát được yêu. Còn trẻ là còn yêu, và tình yêu làm cho người ta trẻ. Nếu sự vận động của sóng làm cho biển cả sống động thì sự thổn thức của trái tim yêu làm cho con người luôn mãi mãi thanh xuân.
- Vài nét về nghệ thuật.
- Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ.
(Nguồn: sưu tầm)

Bài viết khác