Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Ra-ma buộc tội


Câu 1: "Ra-ma buộc tội" nằm ở phần nào của tác phẩm "Ra-ma-ya-na"?

  1. Sau khi Ra-ma giao chiến với Ra-va-na.
  2. Sau khi Ra-ma tiêu diệt Ra-va-na.
  3. Sau khi Ra-ma cứu được Xi-ta.
  4. Cả B và C.

Câu 2: Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả thái độ của Rama khi Xita bước vào giàn lửa?

  1. Gương mặt đỏ bừng phẫn nộ
  2. Nom chàng khủng khiếp như thần Chết
  3. Vẫn ngồi, mắt dán xuống đất
  4. Ngồi im không nói gì

Câu 3: Đoạn trích Rama buộc tội nằm ở đoạn nào trong cốt truyện của sử thi Ramayana?

  1. Sau khi hai vợ chồng bị đày vào rừng
  2. Sau khi Xita bị quỷ Ravana bắt cóc
  3. Sau khi Rama giúp vua khỉ Xugriva giành lại vương quốc
  4. Sau khi Rama chiến thắng quỷ Ravana

Câu 4: Sau chiến thắng Rama và Xita gặp nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”. “Mọi người” đó gồm những ai?

  1. Anh em, bạn hữu Rama, quan quân dân chúng của quỷ Răcxasa, quân đội của loài khỉ Vanara
  2. Anh em, bạn hữu Rama, quan quân dân chúng của quỷ Răcxasa
  3. Anh em, bạn hữu Rama quân đội của loài khỉ Vanara
  4. Anh em, bạn hữu Rama quân đội của loài khỉ Vanara, dân chúng của Rama

Câu 5: Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Rama nói với Xita là những lời lẽ như thế nào?

  1. Lời lẽ thân mật của vợ chồng
  2. Lời lẽ xa cách và lạnh lùng
  3. Lời lẽ xuề xòa, giản dị
  4. Lời lẽ tha thiết nồng nàn

Câu 6: Theo lời tuyên bố của Rama, chàng tiêu diệt quỷ vương Ravana để cứu Xita vì động cơ gì?

  1. Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp
  2. Vì tình yêu thương khát khao đoàn tụ gia đình
  3. Vì danh dự và khát khao quyền lực của Rama và dòng họ
  4. Vì danh dự của bản thân, dòng họ bị xúc phạm và tình yêu Xita, sự khát khao đoàn tụ gia đình

Câu 7: Sau chiến thắng, Ra-ma gặp lại Xi-ta trước sự chứng kiến của "mọi người". Công chúng đó bao gồm:

  1. Anh em, bạn hữu của Ra-ma.
  2. Đội quân loài khỉ Va-na-ra.
  3. Quan quân, dân chúng loài quỷ Rắc-sa-xa.
  4. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 8: Khi nói những lời ruồng rẫy Xi-ta,Ra-ma chủ yếu đứng trên cương vị nào?

  1. Một người chồng trước người vợ không chung thủy.
  2. Một đức vua trước đông đảo dân chúng.
  3. Một người anh hùng vừa chiến thắng.
  4. Một kẻ đang chịu án lưu đày.

Câu 9: Phẩm chất cao quý nào của Xi-ta được thể hiện rõ nhất trong hành động bước vào ngọn lửa?

  1. Kiên cường và bất khuất.
  2. Dũng cảm và kiên trinh.
  3. Tài năng và đức hạnh.
  4. Dịu dàng và mạnh mẽ.

Câu 10: Câu văn nào dưới đây nói lên động cơ chiến đấu của Rama?

  1. Hỡi phu nhân cao quý! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù.
  2. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta.
  3. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng,vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ.
  4. Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè

Câu 11: "Ra-ma-ya-na" trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là

  1. Bài ca về hoàng tử Ra-ma.
  2. Câu chuyện về hoàng tử Ra-ma.
  3. Câu chuyện về những kì tích của hoàng tử Ra-ma.
  4. Truyền thuyết về hoàng tử Ra-ma.

Câu 12: Ra-ma quyết định ruồng bỏ Xi-ta chủ yếu vì

  1. Ghen tuông
  2. Danh dự
  3. Vì quá yêu
  4. Cả A và B

Câu 13: Vì sao Xi-ta quyết định nộp mình cho lửa?

  1. Đau đớn và tủi nhục
  2. Căm giận và oán hờn Ra-ma
  3. Bế tắc không tìm được lối thoát
  4. Để chứng minh phẩm tiết của mình

Câu 14: Qua lời nói và hành động, ta thấy Xi-ta là người như thế nào?

  1. Yếu đuối và dịu dàng
  2. Cam chịu và nhẫn nhục
  3. Khôn ngoan và mạnh mẽ
  4. Dịu dàng và cương quyết

Câu 15: Thái độ của Rama biểu hiện tâm trạng gì của chàng khi nhìn thấy Xita bước vào ngọn lửa?

  1. Vô cùng căm giận và ghen tuông mà để mặc cho Xita vào chỗ chết
  2. Vô cùng căm giận và đau xót mà để mặc cho Xita vào chỗ chết
  3. Vô cùng đau xót và ghen tuông mà để mặc cho Xita vào chỗ chết
  4. Vô cùng giận dữ và ghen tuông mà để mặc cho Xita vào chỗ chết

Câu 16: Đoạn trích phản ánh xung đột nào sau đây?

  1. Xung đột giữa người chồng gia trưởng với người vợ đức hạnh
  2. Xung đột giữa tình cảm với danh dự, bổn phận
  3. Xung đột giữa danh dự và lòng ham muốn
  4. Xung đột giữa tình yêu và lòng thù hận

Câu 17: Theo em, câu nói nào của Rama là sự xúc phạm thô bạo nhất đối với Xita?

  1. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ.
  2. Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè.
  3. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương?
  4. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người mù.

Câu 18Nhân vật Xi-ta được miêu tả qua những phương diện nào?

  1. Lời nói, nội tâm và hành động
  2. Ngoại hình, lời nói, nội tâm và hành động
  3. Ngoại hình, hành động và lời nói
  4. Ngoại hình, hành động và nội tâm

Bài viết khác