Câu 1: Hiểu như thế nào cho đúng về nghĩa của từ "phải" trong truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày"?
- Chỉ lẽ phải
- Chỉ cái đúng
- Chỉ điều bắt buộc, nhất thiết cần phải có
- Tất cả đều đúng
Câu 2: Chi tiết Cải "vội xèo năm ngón tay" và nói "Xin xét lại, lẽ phải về con mà!" có ý nghĩa gì?
- Năm ngón tay bằng năm đồng
- Năm ngón tay là lẽ phải
- Lẽ phải của Cải là năm đồng đã đưa cho thầy lí.
- Lẽ phải của Cải là tiền
Câu 3: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” muốn phê phán tệ nạn nào trong xã hội?
- Tệ nạn cờ bạc
- Mê tín dị đoan
- Tệ nạn tham nhũng
- Tệ nạn trộm cắp
Câu 4: Chi tiết Cải “vội xòe năm ngón tay” và nói “Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” có ý nghĩa gì?
- Năm ngón tay bằng năm đồng
- Năm ngón tay là lẽ phải
- Năm ngón tay là đề nghị xem xét lại
- Lẽ phải của Cải là năm đồng đã đưa cho thầy lí.
Câu 5: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện văn học dân gian nào?
- Truyện khôi hài
- Truyện trào phúng
- Truyện vừa trào phúng vừa khôi hài.
- Truyện thần kì
Câu 6: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã chuẩn bị những yếu tố nào cho sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn trong truyện?
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Ngô và Cải xích mích nhau.
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Ngô đút lót cho thầy lí.
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, Cải đút lót trước cho thầy lí.
Câu 7: Tại sao thầy lí “cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” và nói “Tao biết mày phải … nhưng nó lại phải bằng hai mày!”?
- Thầy lí đã hiểu ý của Cải và cho Cải biết lí do vì sao Cải thua kiện.
- Thầy lí đã hiểu ý của Cải và thông báo Cải đã thua kiện.
- Thầy lí muốn cho Cải biết lí do vì sao Cải thua kiện.
- Vì đó là thói quen của thầy lí khi xử kiện
Câu 8: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” gây cười bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
- Kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật
- Phóng đại và kết hợp lối chơi chữ độc đáo.
- Lối chơi chữ độc đáo và kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
- So sánh và kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
Câu 9: Đối tượng nào đáng bị phê phán trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”?
- Thầy lí
- Cải
- Ngô
- Cả ba nhân vật trên
Câu 10: Điểm chủ yếu nhất của truyện cười là
- Truyện cười bao giờ cũng đặt cái đáng cười vào một tình huống, dẫn đến chỗ gây cấn, kết thúc bất ngờ, làm bộc lộ cái đáng cười.
- Truyện cười rất ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ, mọi chi tiết trong truyện đều hướng vào mục đích gây cười.
- Truyện cười có rất ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng chủ yếu của truyện cười.
- Ngôn ngữ truyện cười giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ở gần kết thúc truyện.
Câu 11: Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” sử dụng
- Cử chỉ gây cười, hành động gây cười, lời nói gây cười.
- Ngôn ngữ gây cười, thái độ gây cười, nội dung gây cười.
- Cử chỉ gây cười. mâu thuẫn gây cười, chơi chữ để gây cười.
- Mâu thuẫn gây cười, hành động gây cười, chơi chữ gây cười.