Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Chiến thắng Mtao Mxây


Câu 1: Hành động nào của Đăm Săn thể hiện tính cộng đồng?

  1. Gọi dân làng theo mình
  2. Đăm Săn mộng thấy ông trời.
  3. Gọi Mtao Mxây múa dao.
  4. Đăm Săn cúng thần linh.

Câu 2: Vật nào sau đây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được xem là thần kì?

  1. Chày
  2. Cồng Hlong
  3. Miếng trầu
  4. Khiên

Câu 3: Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn cảnh đổ máu trong giao tranh là vì

  1. Họ không có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.
  2. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
  3. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
  4. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.

Câu 4: Tại sao muốn chiến thắng Mtao Mxây mà Đăm Săn lại không nhân cơ hội đâm lén y?

  1. Vì sợ võ nghệ của Đăm Săn
  2. Vì trọng danh dự
  3. Vì dân làng Mtao Mxây ngăn cản
  4. Vì không có thời cơ thích hợp

Câu 5: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm Săn như thế nào?

  1. Chàng múa khiên đẹp hơn
  2. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
  3. Sức chàng tăng lên gấp bội
  4. Chàng càng mạnh mẽ hơn

Câu 6: Hành động nào trong những câu sau không nói về Mtao Mxây?

  1. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
  2. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
  3. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
  4. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

Câu 7: Mtao Mxây còn được gọi là tù trưởng

  1. Dơi B. Quạ C. Sắt D. Diều

Câu 8: Mtao Mxây còn được gọi là Tù trưởng Sắt vì?

  1. Mỗi lần ra trận hắn đều khoác lên mình áo giáp bằng sắt.
  2. Tiếng Êđê Mtao Mxây có nghĩa là sắt.
  3. Khiên của hắn làm bằng sắt.
  4. Giáo của hắn làm bằng sắt.

Câu 9: Trong trận đánh với Mtao Mxây, Đăm Săn đã làm gì mới hạ được hắn?

  1. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
  2. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
  3. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
  4. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.

Câu 10: Lễ hội ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn kéo dài trong bao lâu?

  1. Suốt cả mùa nắng.
  2. Gần một mùa khô.
  3. Suốt cả mùa khô
  4. Gần hết mùa nắng.

Câu 11: Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, vai trò của nhân vật ông Trời trong cuộc chiến của Đăm Săn là

  1. Góp phần hạn chế sức mạnh của kẻ thù đối nghịch với người anh hùng.
  2. Người giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong lúc gian nan.
  3. Thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định những chiến thắng của nhân vật anh hùng.
  4. Cố vấn, phù trợ cho nhân vật anh hùng.

Câu 12: Hành động nào trong những câu sau không nói về Đăm Săn?

  1. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
  2. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
  3. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
  4. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.

Câu 13: Trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây", nhân vật nào không xuất hiện?

  1. Mtao Mxây
  2. Ông Trời
  3. Đăm Săn
  4. Mtao Grư

Câu 14: Sử thi Đăm Săn là của dân tộc nào?

  1. Ba-na B. Ê-đê CTày D. Mường

Câu 15: Sự kiện nào không có trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây"?

  1. Đăm Săn gọi Mtao Mxây xuống đánh.
  2. Đăm Săn cắt đầu Mtao Mxây cắm lên cọc.
  3. Đăm Săn lấy chày mòn đâm vào vành tai của Mtao Mxây.
  4. Đăm Săn dẫn dân làng ra bờ sông.

Câu 16: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

  1. So sánh, phóng đại
  2. So sánh, nhân hóa
  3. Ẩn dụ, so sánh
  4. Ẩn dụ, phóng đại

Câu 17: Nhân vật nào trong văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây" không dùng ngôn ngữ đối thoại?

  1. Tôi tớ
  2. Hơ Nhị
  3. Dân làng
  4. Ông trời

Câu 18: Chi tiết nào sau đây sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại?

  1. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
  2. Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no.
  3. Chàng múa trên cao, gió như bão.
  4. Đăm Săn cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường.

Bài viết khác