Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Ca dao hài hước


Câu 1: Tiếng cười trong ca dao hài hước chính là?

  1. Trào lộng, thông minh, hóm hỉnh.
  2. Yêu đời, phê phán, chua chát.
  3. Chua chát, thông minh, hóm hỉnh.
  4. Hóm hỉnh, lạc quan, chua chát.

Câu 2: Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm nào?

  1. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ.
  2. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh.
  3. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ.
  4. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại, tương phản.

Câu 3: Trong bài ca dao số 1, con vật được dẫn cưới nào sau đây gợi được tiếng cười sảng khoái nhất?

  1. Con voi.
  2. Con trâu.
  3. Con chuột.
  4. Con bò

Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của ca dao hài hước?

  1. Nghệ thuật dựng cảnh và xây dựng chân dung nhân vật.
  2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế.
  3. Sử dụng nhiều lối nói phóng đại, tương phản và đối lập.
  4. Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

Câu 5: Trong bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi", chàng trai không định dẫn con vật nào dưới đây?

  1. Voi Lợn C. Trâu D. Chuột

Câu 6: Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại dẫn cưới bằng con "chuột béo"?

  1. Vì chúng đều là "Thú bốn chân"
  2. Vì họ nhà gái kiêng trâu bò
  3. Vì chàng trai nghèo
  4. Tất cả đều đúng

Câu 7: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng với ca dao hài hước?

  1. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ, hồn nhiên.
  2. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, sâu cay.
  3. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống thời xưa của họ còn nhiều vất vả, lo toan.
  4. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế.

Câu 8: Trong bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”, tiếng cười được tạo nên bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

  1. Đối lập, chơi chữ.
  2. Ẩn dụ, cường điệu.
  3. Đối lập, cường điệu.
  4. Cường điệu, chơi chữ.

Câu 9: Trong bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”, hình ảnh “khom lưng chống gối” và “gánh hai hạt vừng” có quan hệ với nhau như thế nào?

  1. Quan hệ nhân quả.
  2. Quan hệ tương đương.
  3. Quan hệ tương phản
  4. Quan hệ đối lập.

Câu 10: Ý nghĩa của bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng” là:

  1. Nói lên chí làm trai.
  2. Ca ngợi những người đàn ông có chí lớn.
  3. Cười những người đàn ông lười biếng.
  4. Cười những người đàn ông yếu sức.

Câu 11: Trong bài ca dao “Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”, đặc điểm nghệ thuật của câu ca dao trên là?

  1. Khắc họa nhân vật bằng những chi tiết có giá trị khái quát cao.
  2. Cường điệu và phóng đại.
  3. Đối lập và phóng đại.
  4. Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa.

Câu 12: Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của ca dao châm biếm, hài hước?

  1. Nghệ thuật dựng cảnh và xây dựng chân dung nhân vật.
  2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế.
  3. Sử dụng nhiều lối nói phóng đại, tương phản và đối lập.
  4. Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

Câu 13: Tiếng cười trong ca dao có ý nghĩa gì?

  1. Mua vui, giải trí.
  2. Tự trào.
  3. Phê phán.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 14: Lời lẽ của chàng trai và cô gái có ý nghĩa gì?

  1. Chua chát cho cảnh nghèo
  2. Nói cho vui trong cảnh nghèo
  3. Bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động
  4. Câu A và B
  5. Câu B và C

Câu 15: Tiếng cười trong ca dao hài hước có ý nghĩa gì?

  1. Mua vui, giải trí.
  2. Phê phán.
  3. Tự trào.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 16: Ý nào không chính xác khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước?

  1. Sự thông minh, dí dỏm.
  2. Tinh thần đấu tranh.
  3. Những tâm tư thầm kín.
  4. Tinh thần lạc quan.

----------------------------------------------


Bài viết khác