Sơ đồ tư duy bài thơ "Tây tiến" (Quang Dũng)


A/ Thiên Nhiên Tây tiến

1: Thiên Nhiên Tây tiến dữ dội, hùng vĩ

Thiên nhiên luôn mang vẻ đẹp hùng vĩ và Tây tiến cũng vậy. Thiên nhiên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy gian khổ, nguy hiểm đối với người lính. Khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thú dữ… tất cả đều chờ đợi người lính vượt qua.(sơ đồ tư duy "Tây tiến" khổ 1).

 

2: Thiên nhiên Tây tiến thơ mộng, trữ tình

Gian khổ nào cũng dẫn tới vinh quang và rừng núi cho dù dữ dội đến mấy thì vẫn luôn ẩn chứa vẻ thơ mộng. Thơ mộng của cảnh vật, của cỏ cây hoa lá, thơ mộng còn ở sông nước còn ở vẻ trữ tình nhẹ nhàng và đặc biệt thơ mộng tới từ chính cảm nhận của người lính, từ những liên tưởng táo bạo, tinh nghịch.(sơ đồ tư duy Tây tiến khổ 2).

B/ Người lính

1: Bi tráng

Người lính vượt rừng băng núi, trải qua trăm ngàn khó khăn, tất cả đều vì một lý tưởng chung, một tình yêu chung đó là tình yêu quê hương đất nước. Cho dù vẻ ngoài có kì lạ, đầu có không mọc tóc đi nữa thì trong họ vẫn toát lên khí chất oai hùng tựa cọp vùng tây bắc.(sơ đồ tư duy Tây tiến khổ 3).

 

2: Lãng mạn

Những người lính Tây tiến cho dù vẻ ngoài có khô cằn đi vì sương gió nhưng tâm hồn họ vẫn tràn đầy sức sống, tươi trẻ và đầy lãng mạng. Điều đó chính là sức mạnh để họ có thể vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách để sẵn sàng bảo vệ nước nhà.

Kết Luận: Bài thơ Tây tiến với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng của người lính Tây tiến  trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vũ, dữ dội và mĩ lệ. Hình ảnh người lính Tây tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, là tiếng khóc bi tráng và để lại cho người đọc nhiều xúc cảm về một thời đạn bom của Tổ quốc.


Bài viết khác