TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022-2023, KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA (TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN)


TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022-2023

KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

(TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN)

 

  • Tuyển sinh các ngành đại học Ngôn Ngữ Anh; Ngành Văn học (4 năm). Sinh viên học một trong ba chương trình đào tạo sau:
  1. Tiếng Anh Du Lịch
  2. Tiếng Anh Ứng Dụng
  3. Chương trình Ngôn ngữ và Văn hóa

 

  • Tuyển sinh thạc sỹ ngành Văn học (2 năm)

Học viên học:  chương trình Văn học Việt nam

  • Tuyển sinh Văn Bằng 2 ngành Ngôn Ngữ Anh, hệ VHVL (2 năm)

Trong đó:

         1. Ngành đào tạo: Ngôn Ngữ Anh - CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH DU LỊCH

Mục tiêu đào tạo

Ngành Ngôn Ngữ Anh (chương trình Tiếng Anh Du Lịch) nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực vừa có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, vừa có kỹ năng nghề nghiệp, tác phong tốt, có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn hoặc có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty có sử dụng tiếng Anh... đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành Du lịch của xã hội nói chung và của khu vực trung du và miền núi phía bắc nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Mô tả khái quát về chương trình đào tạo

 Ngành Ngôn Ngữ Anh (chương trình Tiếng Anh Du Lịch) được xây dựng một cách ưu việt, theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên thảo luận, thực hành, làm các bài tập, tự nghiên cứu theo nhóm, với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp vừa có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ B2 trở lên theo khung NLNN 6 bậc dành cho Việt Nam, vừa có kỹ năng nghề nghiệp tốt để làm việc trong các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, hoặc các lĩnh vực khác có sử dụng tiếng Anh. Sinh viên học một ngành, có thể làm nhiều nghề linh hoạt.

Thực hành, thực tập, thực tế

  • Tỷ lệ thực hành (bao gồm thực hành tiếng Anh và thực hành nghề du lịch) là 30%; thực tập, thực tế là khoảng 10%.
  • Ngay từ hè năm thứ nhất và năm thứ 2, sinh viên đã có cơ hội được đi thực tập, rèn nghề tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Tập đoàn Paradise, công ty Du lịch Huyền thoại Rồng – Quảng Ninh (khách sạn và du thuyền 5 sao), Công ty Du lịch Á Châu AsiaTravel – Hà Nội, Khách sạn Đông Á 1, 2, plaza, Khách sạn Sao Bắc, Công ty du lịch Dạ Hương, Âu Lạc, Monisa, Minh Hoàng… – Thái Nguyên.

Trong năm thứ 3 và 4, sinh viên đi thực tập tại các công ty, cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn hoặc các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh có liên kết với nhà trường hoặc do sinh viên tự liên hệ.

Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

  • Hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch, quản lý hoặc nhân viên văn phòng tại các công ty lữ hành hoặc các trung tâm văn hóa, du lịch;
  • Quản lý, nhân viên, lễ tân, phục vụ buồng tại nhà hàng, quán bar, khách sạn;
  • Nhân viên các sở ngoại vụ, sở văn hóa thể thao và du lịch, đài phát thanh và truyền hình và các phòng ban liên quan tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp từ trung ương đến địa phương;
  • Làm việc tại các tạp chí du lịch, công ty truyền thông;
  • Cán bộ tham gia nghiên cứu, bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch Việt Nam tại các viện nghiên cứu, các sở, ban, ngành, đoàn thể;
  • Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học phù hợp với chuyên ngành;
  • Cán bộ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.

Thông tin khác

Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

☎ Hotline: 

- TS. Phan Thị Hòa, 0986.249.269

- TS. Nguyễn Thị Quế, 0963.888.288

Đường link dẫn đến trang Web của Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

Facebook của khoa: https://www.facebook.com/nnvh.tnus/

Tham khảo Khung chương trình đào tạo chương trình Tiếng Anh du lịch tại đây: http://nnvh.tnus.edu.vn/dao-tao/chi-tiet/chuong-trinh-dao-tao-tieng-anh-du-lich-nganh-cu-nhan-ngon-ngu-anh

          2. Ngành đào tạo: Ngôn Ngữ Anh - CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH ỨNG DỤNG

Mục tiêu đào tạo

Ngành Ngôn Ngữ Anh (chương trình Tiếng Anh Ứng Dụng) nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực vừa kiến thức căn bản về ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ Anh nói riêng, vừa có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, vừa có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

 

Mô tả khái quát chương trình đào tạo

Ngành Ngôn Ngữ Anh (chương trình Tiếng Anh Ứng Dụng) được xây dựng một cách ưu việt, theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên thảo luận, thực hành, làm các bài tập, tự nghiên cứu theo nhóm, với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp vừa có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ B2 trở lên theo khung NLNN 6 bậc dành cho Việt Nam, vừa có kỹ năng nghề nghiệp tốt để làm việc trong các lĩnh vực có sử dụng tiếng Anh. Sinh viên học một ngành, có thể làm nhiều nghề linh hoạt.

Thực hành, thực tập, thực tế

- Tỷ lệ thực hành là 30%; thực tập, thực tế là khoảng 10%.

- Ngay từ hè năm thứ 1 và năm thứ 2, sinh viên đã có cơ hội được đi thực tập, rèn nghề tại các trung tâm ngoại ngữ trong địa bàn, tham gia cùng dự án phát triển ngoại ngữ cộng đồng, …

- Trong năm thứ 3 và 4, sinh viên đi thực tập tại các trường học, công ty, cơ quan, đơn vị hoặc các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh có liên kết với nhà trường hoặc do sinh viên tự liên hệ.

 Cam kết đầu ra của trường ĐH Khoa học đối với ngành

- 100% sinh viên được đào tạo chuẩn về trình độ ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 và tin học, có các kỹ năng cần thiết để học tập và nghiên cứu.

- 100% sinh viên được hỗ trợ kết nối với các công ty, doanh nghiệp để thực hành, rèn nghề, làm thêm khi đang học nếu có nhu cầu.

Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Phiên dịch, Biên dịch viên;

- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế (song ngữ Anh – Việt);

- Quản lý, nhân viên, lễ tân tại nhà hàng, quán bar, khách sạn, tàu du lịch quốc tế;

- Quản lý hoặc nhân viên các sở ngoại vụ, sở văn hóa thể thao và du lịch, đài phát thanh và truyền hình và các phòng ban liên quan tại cơ quan nhà nước có sử dụng tiếng Anh các cấp từ trung ương đến địa phương;

- Quản lý hoặc nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp trong nước hoặc quốc tế có sử dụng tiếng Anh;

- Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học phù hợp với chuyên ngành;

- Làm việc tại các tạp chí, công ty du lịch, truyền thông;

- Cán bộ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.

Thông tin khác

Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

☎ Hotline: 

- TS. Phan Thị Hòa, 0986.249.269

- TS. Nguyễn Thị Quế, 0963.888.288

Đường link dẫn đến trang Web của Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

Facebook của khoa: https://www.facebook.com/nnvh.tnus/

Tham khảo Khung chương trình đào tạo Tiếng Anh ứng dụng tại đây: http://nnvh.tnus.edu.vn/dao-tao/chi-tiet/chuong-trinh-dao-tao-tieng-anh-ung-dung-nganh-cu-nhan-ngon-ngu-anh

           3. Ngành Văn học ( Chương trình Ngôn ngữ và Văn hóa)

 Mục tiêu đào tạo

Trong thời đại 4.0, nhân công lao động kĩ thuật trong các nhà máy có xu hướng giảm bởi sự thay thế của máy móc thông minh. Ngược lại với sự thu hẹp nhu cầu lao động ở lĩnh vực này, có sự tăng lên mạnh mẽ nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực xã hội-nhân văn phục vụ thương mại, giao lưu quốc tế. Ngành Văn học (Chương trình Ngôn ngữ & Văn hóa) được xây dựng để đáp ứng nhu cầu chuyên gia truyền thông, viết sáng tạo (biên kịch, biên tập, báo chí) và nhu cầu giáo viên dạy văn, giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở trong nước và quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, người học năng lực vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức văn hóa, văn học và ngôn ngữ tiếng Việt vào các lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản, sáng tác, nghiên cứu, giảng dạy văn học, tiếng Việt và quản lý văn hóa.

Mô tả khái quát chương trình đào tạo

Ngành Văn học (Chương trình Ngôn ngữ & Văn hóa) được xây dựng theo hướng tăng cường thời lượng thực tế chuyên môn, thực tập và thực hành. Các học phần chuyên ngành bao gồm kiến thức nâng cao về văn hóa và văn học Việt Nam và thế giới; kiến thức về tiếng Việt và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và một công cụ truyền thông; kiến thức về lý luận văn học và viết sáng tạo trong các lĩnh vực sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật, báo chí và truyền thông. Bên cạnh đó, người học được bổ sung các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chụp ảnh, quay phim phục vụ truyền thông, nghiệp vụ văn phòng…

Cơ hội việc làm

Chương trình đào tạo Ngôn ngữ và Văn hóa (chuyên ngành Văn học) được xây dựng bắt kịp hai xu hướng việc làm có thu nhập cao hiện nay của xã hội: đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân lực truyền thông chuyên nghiệp (viết content quảng cáo, lên chiến lược PR cho hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp) và nguồn nhân lực dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài (theo hai hình thức trực tuyến và trực tiếp). Người tốt nghiệp cử nhân ngành Văn học (chương trình Ngôn ngữ và Văn hóa) có khả năng làm việc tại các vị trí đa dạng như:

- Chuyên gia truyền thông, viết quảng cáo, PR cho doanh nghiệp

- Biên tập viên, phóng viên, người dẫn chương trình truyền hình

- Giáo viên giảng dạy tiếng Việt và văn học Việt Nam cho người nước ngoài và người Việt

- Nhà văn, nhà biên kịch

- Nhà nghiên cứu văn học, phê bình phim

- Cán bộ quản lý văn hóa ở các cơ quan hành chính địa phương

Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành văn học và ngôn ngữ học.

Thông tin khác

Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

☎ Hotline: 

Cô Bùi Linh Huệ, SĐT: 0949.310.642

Cô La Thị Mỹ Quỳnh SĐT: 0986.777.326

Đường link dẫn đến trang Web của Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

Facebook của khoa: https://www.facebook.com/nnvh.tnus

Chương trình đào tạo: http://nnvh.tnus.edu.vn/dao-tao/chi-tiet/chuong-trinh-dao-tao-bac-dai-hoc-nganh-van-hoc-chuong-trinh-ngon-ngu-van-hoa

 

         4. Ngành Văn học - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Mục tiêu đào tạo

Chương trình Thạc sĩ Văn học Việt Nam cung cấp kiến thức sâu rộng về truyền thống văn học dân gian, trung đại, hiện đại và đương đại của Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng; phát triển các kỹ năng tiên tiến trong nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học Việt Nam dựa trên các lý thuyết nghiên cứu văn học hiện đại của thế giới. Qua đó, chương trình nâng cao năng lực cho các giáo viên, nhà quản lý văn hóa và những người làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật, xuất bản và báo chí, truyền thông.

Mô tả khái quát về chương trình đào tạo

Kiến thức chung

1

Triết học

2

Tiếng Anh

Kiến thức cơ sở

1

Phương pháp luận NCKH

2

Tiếp nhận văn học

3

Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa

4

Vấn đề hiện đại hóa văn học Việt Nam

5

Ứng dụng văn học so sánh trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam

6

Giải mã ngôn ngữ trong văn chương

7

Ứng dụng các lí thuyết trong nghiên cứu và giảng văn học dân gian Việt Nam

8

Những đặc trưng hệ hình văn học trung đại

9

Văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại

10

Loại hình học tác giả văn học nhà Nho

Kiến thức chuyên ngành

1

Ứng dụng đặc trưng thể loại trong nghiên cứu và giảng dạy các thể thơ dân tộc thời trung đại

2

Văn xuôi Việt Nam hiện đại - một số phong cách nghệ thuật tiêu biểu

3

Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4

Kỹ năng đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông

5

Phong trào Thơ Mới và việc đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam

6

Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam

7

Khai thác giá trị văn hóa, văn học địa phương trong du lịch

 8

 Văn học địa phương trong chương trình phổ thông

 

 

 

 

Luận văn thạc sĩ

 

 

Vị trí việc làm

Các học viên cao học tốt nghiệp thạc sĩ về Văn học Việt Nam theo khung chương trình này có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu văn học;

- Giảng dạy văn học Việt Nam nói riêng và văn học nói chung ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các trung tâm ngôn ngữ và văn hóa.

- Công tác truyền thông tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

- Công tác biên tập, truyền thông tại các nhà xuất bản và các cơ quan báo chí.

- Quản lý văn hóa, phát triển du lịch tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

- Có cơ sở chuyên môn để thực hiện tiếp chương trình tiến sĩ ngành văn học.

 

Thông tin khác

- Thời gian thi tuyển: Tháng 4 và tháng 9 hằng năm

- Tổ hợp môn thi tuyển:

* Văn học Việt Nam

* Lí luận văn học

* Triết học

Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

☎ Hotline: 

  • TS.Bùi Linh Huệ, SĐT: 0949310642
  • TS. Nguyễn Diệu Linh, SĐT: 0975190882

Đường link dẫn đến trang Web của Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

Facebook của khoa: https://www.facebook.com/nnvh.tnus/

Tham khảo Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại đây: http://nnvh.tnus.edu.vn/dao-tao/chi-tiet/chuong-trinh-dao-tao-thac-si-van-hoc-viet-nam

 


Bài viết khác