Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh (Chương trình Tiếng Anh Du lịch)


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

CTĐT: TIẾNG ANH DU LỊCH

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên chương trình đào tạo/ chuyên ngành

Tiếng Anh Du lịch

Ngành đào tạo:

Ngôn ngữ Anh

Mã ngành:

7220201

Trình độ:

Đại học

Thời gian đào tạo:

4 năm

Tổng số tín chỉ đào tạo

135

Tổ hợp môn thi/ xét tuyển

* Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

* Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14)

* Ngữ Văn, Địa lí, Tiếng Anh (D15)

* Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh (D66)

 

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh (chương trình Tiếng Anh Du lịch) nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức tốt về ngôn ngữ Anh và Du lịch, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, có kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và sức khoẻ tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực Du lịch hoặc tại các doanh nghiệp trong nước, các văn phòng đại diện, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty thuộc lĩnh vực Du lịch- Khách sạn có sử dụng tiếng Anh với vị trí là quản lý, nhân viên tiếp tân tại nhà hàng khách sạn, tiếp đón khách, nhận và xử lý đặt phòng, hướng dẫn du lịch... đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành Du lịch của xã hội nói chung và của khu vực trung du và miền núi phía bắc nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo Ngôn ngữ Anh, CTĐT Tiếng Anh Du lịch, người học có thể:

* Về kiến thức: 

- Lĩnh hội được những kiến thức nền tảng, cơ bản trong khối kiến thức giáo dục đại cương về các lĩnh vực chính trị, pháp luật, lịch sử, địa lý, văn hoá, môi trường, giáo dục quốc phòng, an ninh…

- Hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá về các kiến thức liên quan đến du lịch: tuyến điểm du lịch, địa lý du lịch, nghiệp vụ du lịch và lữ hành, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn.

-  Hiểu và áp dụng được các kiến thức căn bản về các phương diện của Ngôn ngữ Anh, từ đó có thể tự điều chỉnh, nâng cao khả năng ngôn ngữ của bản thân và vận dụng vào thực hành sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thành thục.

* Về kỹ năng:

- Có các kỹ năng nghề nghiệp

- Sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ thành thạo và có thể sử dụng năng lực này trong quá trình công tác trong ngành du lịch, khách sạn với các loại hình khách du lịch quốc tế và nội địa với các nền văn hoá khác nhau.

- Có nghiệp vụ và kỹ năng xử lý những tình huống thông thường trong thực tiễn liên quan đến du lịch và nhà hàng, khách sạn: nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, đón khách, bố trí phòng nghỉ, bố trí nơi ăn uống, hướng dẫn các thủ tục hành chính; cách thức bố trí các phương tiện, thiết bị trong lễ tân và văn phòng…

-           Có các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp trước đám đông, và các kỹ năng khác phục vụ công việc và cuộc sống.

* Phẩm chất đạo đức: 

- Có những phẩm chất tốt và đạo đức cần thiết của một người làm công tác ngoại ngữ, du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn.

- Có sự say mê nghề nghiệp và xây dựng được tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới bản thân để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi của nghề nghiệp và của xã hội. 

- Có lòng yêu nghề, tinh thần cầu tiến, tinh thần học tập suốt đời: luôn cập nhật các kiến thức đáp ứng nhu cầu công việc và nhu cầu đổi mới.

- Có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.

III. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

-           Hướng dẫn viên du lịch nội địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

-           Phiên dịch, quản lý hoặc nhân viên văn phòng tại các công ty lữ hành hoặc các trung tâm văn hóa, du lịch có sử dụng tiếng Anh;

-           Quản lý, nhân viên, lễ tân tại nhà hàng, quán bar, khách sạn;

-           Nhân viên các sở ngoại vụ, sở văn hóa thể thao và du lịch, đài phát thanh và truyền hình và các phòng ban liên quan tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp từ trung ương đến địa phương;

-           Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học phù hợp với chuyên ngành; 

-           Làm việc tại các tạp chí du lịch, công ty truyền thông;

-           Cán bộ tham gia nghiên cứu, bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch Việt Nam tại các viện nghiên cứu, các sở, ban, ngành, đoàn thể;

-           Cán bộ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng 110, trường Đại học Khoa học, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: ‎0989.82.11.99 

Tư vấn Ngành Ngôn ngữ Anh:           TS. Nguyễn Thị Quế: 0963888288

                                                            ThS. Bùi Thị Ngoan 0332014537
Website Trường: http://tuyensinh.tnus.edu.vn/
Website Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

Facebook: Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá – Trường Đại học Khoa học – Đai học Thái Nguyên

 

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 02 năm 2022

            TRƯỞNG KHOA

 

            TS. Cao Duy Trinh

 

 


Bài viết khác